Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Thời gian vàng” giúp nạn nhân bị bỏng hạn chế tai biến

Thứ ba, 08:30 22/11/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bị bỏng rất quan trọng, có thể coi là “thời gian vàng” giúp nạn nhân hạn chế những tai biến.

Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bỏng rất quan trọng, có thể coi là “thời gian vàng” giúp nạn nhân hạn chế tai biến. Ảnh: Internet
Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi bỏng rất quan trọng, có thể coi là “thời gian vàng” giúp nạn nhân hạn chế tai biến. Ảnh: Internet

Nhanh chóng làm mát vùng da bị bỏng

Mới đây vụ nổ biến áp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (Hà Nội) đã khiến 1 người chết, 4 người bị thương vẫn được cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia. Nguyên nhân được xác định sau đó là do máy biến áp tràn dầu gây cháy.

Theo BS Nguyễn Thống, Khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), bỏng có thể do nhiều tác nhân. Các loại bỏng thường gặp bao gồm bỏng phóng xạ, bỏng do nhiệt, bỏng do điện và bỏng do hóa chất. Khi tai nạn bỏng xảy ra, việc cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Có nhiều ca bỏng nặng, rộng nhưng được cứu sống và để lại di chứng không đáng kể nhờ có sự cấp cứu ban đầu tốt. Tùy từng trường hợp bỏng mà có cách xử lý sơ cứu khác nhau.

Trường hợp nổ trạm biến áp ở Hà Đông các nạn nhân bị bỏng nhiệt chứ không phải bỏng điện. Cách tốt nhất sơ cứu ban đầu là nhanh chóng cách ly nạn nhân khỏi nguồn gây bỏng rồi dùng nước mát, sạch đổ lên vết thương. Điều này sẽ có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau phù nề, viêm nhiễm và mức độ sâu vết thương. Nếu không làm mát vết bỏng, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử cao. Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Trong trường hợp không thể ngâm cơ thể vào nước mát được, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng khoảng 15 - 20 phút. Sau khi sơ cứu, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm nhất để bác sĩ xử lý vì việc chẩn đoán và điều trị bỏng khá phức tạp.

Đối với bỏng do điện giật, việc sơ cứu hồi sức cho nạn nhân tại chỗ hết sức cần thiết. Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, không vận chuyển nạn nhân đi ngay khi bị bỏng. Cần thiết nhất là hô hấp nhân tạo cho nạn nhân tại chỗ cho đến khi nạn nhân thở lại mới vận chuyển đến cơ sở y tế.

Với bỏng nước không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng, mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước mát sạch, tuyệt đối không dùng nước đá. Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.

BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, để xử lý đúng khi bị bỏng điều quan trọng cần phải đánh giá mức độ bị bỏng ra sao. Bỏng có 3 mức độ:

- Bỏng độ 1, là loại bỏng ít nghiêm trọng nhất, nó chỉ liên quan hay tổn thương tới lớp da ngoài cùng (thượng bì). Nó có thể gây đỏ, phù nề, đau.

- Bỏng độ 2, nghiêm trọng hơn có thể gây da đỏ, trắng hoặc nhem nhúa, phù nề, bọng nước. Nếu tổn thương bỏng độ 2 có đường kính không lớn hơn 7,6cm thì sơ cứu như bỏng nhẹ. Nếu tổn thương bỏng lớn hơn hoặc tổn thương ở bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hoặc khớp lớn thì sơ cứu như bỏng nặng và đi cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

- Bỏng độ 3, liên quan tới tất cả các lớp da và tổ chức mỡ dưới da, cơ và thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các vùng bỏng có thể bị cháy đen hoặc có màu trắng. Người bị bỏng có thể gặp khó thở, ngộ độc khí.

Đối với bỏng nhẹ, làm mát tổn thương bỏng bằng nước mát hoặc dùng gạc lạnh làm mát vết bỏng. Tháo nhẫn hoặc bất cứ thứ gì thắt chặn khỏi vùng tổn thương bỏng thật nhanh và nhẹ nhàng trước khi vùng tổn thương bỏng phù nề. Không làm vỡ các bọng nước nhỏ, nếu bọng nước vỡ phải làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng xà bông và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính.

Với bỏng nặng cần gọi cấp cứu ngay. Khi chờ đợi cấp cứu cần đưa nạn nhân ra khỏi nguồn nhiệt một cách an toàn. Che phủ tổn thương bỏng bằng cách phủ một khăn tắm ẩm, mát lên vùng tổn thương bỏng để bảo vệ cho tới khi có sự hỗ trợ. Không sử dụng nước đá hoặc ngâm nạn nhân trong nước lạnh. Điều này có thể gây hạ thân nhiệt hoặc làm tổn thưởng thêm các vùng nhạy cảm.

Sơ cứu sai lầm hậu quả nặng nề

Tai nạn bỏng có thể đe dọa đến tính mạng do mất nước, mất điện giải, sốc bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu... Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng sơ cứu không đúng cách lại có thể khiến bệnh nặng thêm. Với trẻ nhỏ càng nặng nề hơn so với người lớn, do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Những di chứng thường gặp sau bỏng là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo xấu, gây co kéo cơ xương khớp, thậm chí để lại thương tật vĩnh viễn.

BS Lương Quốc Chính cho biết, nhiều người nghĩ rằng, khi bị bỏng nếu sử dụng nước đá lạnh sẽ nhanh chóng làm giảm tổn thương của vết bỏng. Tuy nhiên, chính tác dụng lạnh của các loại nước lạnh hoặc nước đá này sẽ càng khiến cho tổn thương bỏng nặng nề hơn. Bình thường cơ thể ở nhiệt độ 37oC, khi bị bỏng cơ thể đã bị mất nhiệt, cộng thêm với bị chườm đá lạnh sẽ khiến sự mất nhiệt tăng thêm. Thêm vào đó nạn nhân có thể bị bỏng lạnh lẫn vào bỏng nóng làm nặng thêm tình trạng bỏng.

Để xử trí khi bị bỏng, nhiều người cũng hay áp dụng bôi kem đánh răng lên vết bỏng, vì cho rằng kem đánh răng sẽ giúp giảm nhiệt. Thậm chí có một số người vội tự ý thực hiện cách rắc vôi bột chữa bỏng. Các chuyên gia cho hay, kem đánh răng hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng càng dễ xâm nhập gây biến chứng. Ngoài việc bỏng nhiệt, bệnh nhân còn có khả năng bị thêm bỏng kiềm. Với việc áp dụng biện pháp như dùng mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng, nước mắm… cũng cần thận trọng. Điều này rất dễ làm nạn nhân bị nhiễm khuẩn, bỏng sâu và sốc bỏng.

“Hiện nay, nhiều người chữa bỏng bằng các thuốc tạo màng nhưng đã có những trường hợp nhập viện vì tai biến do dùng thuốc không đúng. Cách này chỉ có hiệu quả với điều kiện bỏng nhẹ và phải thực hiện đúng vệ sinh, loại bỏ các tổ chức hoại tử trước khi dùng thuốc. Nếu không, tổn thương sẽ nặng thêm. Ngoài ra, một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng chỉ có tác dụng phần nào chứ không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền”.

BS Nguyễn Thống

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tác hại của việc ngủ ngáy đối với sức khỏe

Tác hại của việc ngủ ngáy đối với sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có thể đang gặp những bệnh nguy hiểm. Vậy ngủ ngáy có tác hại đối với sức khỏe ra sao, làm thế nào để điều trị ngủ ngáy hiệu quả?

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 8 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Ăn đậu lăng giúp giảm cholesterol và đường huyết hiệu quả, từ đó phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Gamma Lipid là sản phẩm dinh dưỡng dạng thức uống từ hạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu và công nghệ chất lượng từ các nước Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ.

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 18 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

Top