Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm

Thứ tư, 09:25 29/05/2019 | Sống khỏe

Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm

Tắm nắng tốt cho trẻ sơ sinh?

Chị Trần Thị Thu Hoài (25 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP.HCM) vừa sinh con gái đầu lòng tại khoa sản BV Q. Thủ Đức. Sau khi xuất viện về nhà, nghe theo lời khuyên của mẹ chồng và nhiều người thân khác trong gia đình, chị đã đồng ý cho con ra phơi nắng để bổ sung vitamin D và phòng tránh bệnh vàng da sơ sinh.

“Ban đầu tôi cũng không tin lắm, nhưng mọi người đều khuyên như vậy nên tôi không thể không nghe theo. Cho tới nay, vợ chồng tôi đều đặn cho con phơi nắng vào buổi sáng sớm, mỗi ngày phơi nắng từ 30 phút - 1 giờ đồng hồ”, chị Hoài chia sẻ.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cũng như chị Hoài, chị Thạch Thị Thương (22 tuổi, quê Sóc Trăng, tạm trú Q. Thủ Đức, TP.HCM) vừa sinh con gái đầu lòng cách đây 2 tuần. Bé vừa chào đời được mấy ngày thì chị Hoài hốt hoảng khi thấy da ở vùng mặt của con có biểu hiện vàng hơn so với cơ thể.

"Nhiều người khuyên tôi không nên đưa con đến BV, vì BS sẽ chiếu đèn hoặc tuồn kháng sinh vào người con thêm khổ. Họ chỉ cho tôi cách thường xuyên tắm nắng cho con vào sáng sớm thì sẽ khỏi”, chị Thương kể.

Nhưng cho con tắm nắng khoảng 3 ngày không đỡ, thậm chí tay, chân, vùng cổ của con cũng dần vàng đi. Quá lo lắng vợ chồng chị đưa con tới BV Nhi đồng 2, TP.HCM khám, BS cho biết con phải được chiếu đèn ngay, chỉ chậm chút nửa thì bị di chứng lên não.

Không may mắn như chị Thương, hơn 1 năm trước, chị Lê Thị Hải (29 tuổi, cũng thuê trọ tại Q. Thủ Đức, làm công nhân may ở Bình Dương) đã khiến con mình trở thành nạn nhân của quan niệm sai lầm trên.

Chị Hải nhớ lại: “Con tôi sau sinh 5 ngày cũng bị vàng da, nhiều bạn bè của tôi đã sinh con trước đó khuyên tôi chăm chỉ cho con phơi nắng sẽ tự chữa khỏi. Tôi đã chủ quan nghe theo. Gần 1 tuần sau con có biểu hiện vàng da đậm hơn, gồng người… Đưa con đến BV thì BS cho biết con đã bị di chứng lên não, dù được chiếu đèn và thay máu nhưng con vẫn bị di chứng…”

Khuyến cáo từ chuyên gia y tế

Ths.BS Nguyễn Thị Kim Anh, Khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 2, cho biết bệnh vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tăng bilirubin gián tiếp (sắc tố mật) trong máu. Vàng da có mức độ nhẹ là vàng da sinh lý (trẻ bị vàng da trong 2 tuần đầu sau sinh, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân, đi phân vàng...). Trẻ sẽ dần dần tự khỏi mà không cần chiếu đèn.

Đối với vàng da bệnh lý, trẻ thường có biểu hiện vàng da xuất hiện sớm sau sinh, mức độ vàng da đậm, toàn thân xuống tới lòng bàn chân, nếu ảnh hưởng thần kinh trẻ sẽ có triệu chứng bất thường: lừ đừ, bỏ bú, khóc thét, co gồng, ngưng thở. Trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần phải được chỉ định chiếu đèn và có thể phải thay máu nếu chỉ số bilirubin gián tiếp quá cao có khả năng ảnh hưởng não, đặc biệt xảy ra ở trẻ và mẹ bất đồng nhóm máu ABO hay Rhesus.

Theo BS Kim Anh, quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì không được điều trị kịp thời. Bản chất việc tắm nắng là để phụ huynh dễ dàng nhận thấy màu da của con có sự thay đổi, không có khả năng đẩy lùi bệnh.

Nếu bệnh vàng da bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não, hậu quả khiến trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. "Do đó, để nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến BV có chuyên khoa nhi để được khám, kiểm tra, và điều trị kịp thời cho trẻ”, BS Kim Anh khuyến cáo.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đồng tình với quan điểm trên, BS Nguyễn Trí Toàn, Trưởng khoa Nhi, PK Quốc tế Victoria Healthcare, cho biết: “Muốn bổ sung vitamin D cho trẻ thì trong ánh nắng mặt trời phải có tia cực tím loại B (tia UVB), trong khi đó ánh nắng vào buổi sáng trước 10 giờ và sau 3 giờ chiều không có tia UVB. Tức là việc tắm nắng, phơi nắng buổi sáng sớm là vô ích".

BS Toàn cho rằng, muốn cho con tắm nắng để tổng hợp vitamin D là phải cho trẻ tắm nắng từ khung giờ 10 giờ trưa đế 3 giờ chiều, tuy nhiên mức độ tia UVB, UVA trong khung giờ trên rất độc cho da, có thể làm phỏng, tăng nguy cơ bị ung thư da, da nhăn nhéo lão hóa sau này. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, da rất mỏng, hệ thống bảo vệ da rất kém nên nguy cơ trên càng cao hơn nhiều lần.

"Do vậy, trên thế giới không có những khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ. Bên cạnh đó, tia UVB còn có những nguy cơ gây các bệnh về mắt cho trẻ như đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phơi nắng cho trẻ ở các TP lớn có thể khiến trẻ vô tình hít phải lượng khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe", BS Toàn khẳng định.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 18 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top