Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Soi" thành phần khó tin trong 8 thực phẩm ưa thích

Thứ năm, 15:02 13/07/2017 | Sống khỏe

Những thông tin chi tiết về thành phần của sốt cà chua, khoai tây chiên, sữa chua hoa quả, thanh cua... sẽ giúp bạn chủ động trong lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng như ăn với lượng như thế nào, đặc biệt là với trẻ nhỏ, để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì sao sốt cà chua, khoai tây chiên, sữa chua hoa quả, thanh cua... lại được yêu thích đến thế. Sự thơm ngon của chúng được tạo ra từ những gì?

8. Sốt cà chua

Loại gia vị này có cà chua và bột bắp. Lượng cà chua trong sản phẩm này phụ thuộc vào lượng cà chua cô đặc, thường chiếm khoảng 6 - 10%. Khi làm sốt cà chua, siro ngô thường được sử dụng để tạo độ kết dính cũng như có tác dụng bảo quản.

Lời khuyên: mua sốt cà chua, hãy chọn loại có chất lượng cao.

7. Thanh cua

Thịt (surimi) trong các thanh cua làm từ các loại cá không đắt tiền. Những miếng cá filê được làm sạch, khử mùi tanh và được xay mịn trộn đều cùng muối, đường, protein đậu nành, dầu thực vật, màu thực phẩm và các chất phụ gia.

Lời khuyên: Hãy chọn các thanh cua có chất lượng cao, không bị gãy khi uốn cong và được đựng trong bao bì hút chân không. Nếu chúng dễ vỡ, chứng tỏ thanh cua này nhiều bột bắp.

6. Khoai tây dạng chip

Khoai tây dạng chip thường làm từ bột khoai tây chứ không phải khoai tây tươi và có thêm bột gạo hay bột ngô để tạo độ giòn.

Acrylamide, một chất sinh ung thư, tích tụ trong quá trình xử lý nhiệt của khoai tây chip. Một số nhãn hiệu khoai tây chip đã bị phát hiện có chất này vượt ngưỡng (0,2 µg / kg) lên tới 1.000%

Khuyến nghị: Khoai tây chip làm từ khoai tây tươi sẽ nhiều dầu mỡ do dùng phương pháp rán còn khoai tây chip làm từ bột khoai sẽ ít dầu do dùng phương pháp nướng.

5. Ngũ cốc ngô

Ngoài các thành phần nêu trong hình minh họa, một số nhãn hiệu còn sử dụng dầu cọ. Thêm vào đó, siro ngô cũng là thành phần phổ biến trong ngũ cốc ngô.

Ngũ cốc ngô rất nhiều đường fructose - điều mà ít được đề cập trên hộp sản phẩm.

Lời khuyên: Do có đường và nhiều bột bắp nên các chuyên gia khuyên không nên cho ăn sáng mỗi ngày với ngũ cốc ngô. Đường cũng có nhiều trong các loại ngũ cốc tổng hợp và có trái cây.

4. Sữa chua hoa quả

Ngoài các loại trái cây (thường chỉ chiếm 1-5%) thì sữa chua này cũng đầy bột bắp, đường, chất tạo hương, tạo màu và chất điều hòa axit. Tinh bột bắp, gelatine, natri alginate, và chất kết dính được dùng để tạo sự ổn định cho sản phẩm.

Lời khuyên: Sữa chua tốt nhất là dùng sữa nguyên kem và có các lợi khuẩn (bifidobacterium và khuẩn lactic). Kem và bơ cũng là những thành phần làm sữa chua ngon hơn.

3. Mứt phết bánh có sô cô la

Dầu thực vật, thường là dầu cọ, được dùng trong các sản phẩm có sô cô la. Các thành phần khác gồm vanilla, chất nhũ hóa, chất làm đặc và tạo hương.

Lời khuyên: Đừng mua mứt phết bánh sô cô la có lớp màu trắng vì chúng sẽ nhiều dầu cọ và ít sô cô la. Nhà sản xuất mứt sô cô la cũng khuyến nghị không nên ăn nhiều hơn 2 thia này mỗi ngày.

2. Sô cô la trắng

Sô cô la thực sự sẽ chỉ có bơ ca cao nhưng thường bạn sẽ thấy họ trộn thêm dầu cọ, dầu dừa và dầu hạt bơ. Các thành phần khác gồm chất nhũ hóa (thường là lecitin), chất tạo hương và phụ gia.

Lời khuyên: Hãy chọn sô cô la chất lượng cao, sẽ giòn và cứng hơn, rất dễ vỡ vụn khi bẻ.

1. Sữa đặc

Sữa đặc được làm theo cách cho bay hơi các chất lỏng có trong sữa tươi (1 hộp sữa đặc cần 1,5 lít sữa tươi) và chỉ còn lại chất béo. Các nhà sản xuất thường giảm sữa và thay vào đó là các chất béo thực vật và chất làm dày để tạo độ ngậy và ổn định cho sản phẩm.

Lời khuyên: Nếu hộp sản phẩm ghi “sản phẩm sữa có đường” thì rất có thể nó đã được chế biến theo cách trên.

Lời khuyên chung khi chọn các sản phẩm thực phẩm

• Quy tắc chung: càng ít thành phần trên sản phẩm thì càng tốt cho sức khỏe. Hãy luôn cố gắng ghi nhứ danh sách những phụ gia nào không tốt cho sức khỏe.

• Những cái tên tương tự nhưng không giống nhau của các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ cho phép các nhà sản xuất tránh việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng vốn rất khác nhau ở từng quốc gia.

• Kiểm tra các sản phẩm có đường với các tên gọi như siro, mật mía, “dextrose”, ”sorbose,“ và các thành phần có kết thúc là ”-ose." Nó cũng có thể xuất hiện trên bao bì dạng số như E967 (koenlinite), E954 (saccharin) - và bất kỳ phụ gia nào bắt đầu với “E9.”

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 12 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top