Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào?

Thứ ba, 12:36 26/01/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh viện K cho biết theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có hơn 4.000 ca mắc mới, hơn 2.200 chị em tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh dễ gặp ở phụ nữ sau tuổi 30

Lãnh đạo Bệnh viện K cho hay, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Đáng nói, phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do sự tồn tại của virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16 và 18. 

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi. Người sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Cùng đó, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi,…

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào? - Ảnh 1.

Nguồn: Bệnh viện K


Theo chuyên gia y tế, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.

Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung rất quan trọng, giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó điều trị phù hợp những tổn thương này trước khi tiến triển thành ung thư xâm nhập. Các phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay gồm có xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV, khám cổ tử cung với test acetic. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung - căn bệnh ung thư thuộc top phổ biến nhất ở phụ nữ sau tuổi 30 - như thế nào? - Ảnh 2.

Tư vấn cho chị em tới khám tại Bệnh viện K. Ảnh: BV

Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung:

- Khám phụ khoa

- Soi cổ tử cung có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung

- Thực hiện xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào nất thường ở cổ tử cung.

- Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.

- Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear có tế bào bất thường.

- Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…

- Đọc kết quả và tư vấn (hoặc chỉ định khác nếu có)

Từ nhiều năm trước Pap test là phương pháp tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giảm tỷ lệ mắc bệnh 60-90% và giảm tỷ lệ tử vong 90%. Tuy nhiên, giới hạn của test tế bào là độ nhạy 50%. Gần đây, HPV test đã được đưa vào chương trình sàng lọc, DNA của HPV có mặt trong hầu như tất cả ung thư cổ tử cung và độ nhạy cao hơn cho tổn thương CIN 2 so với xét nghiệm tế bào ở vài nghiên cứu.

Việc kết hợp hai test sàng lọc ung thư cổ tử cung (gồm xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap tế bào học) giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu cho kết quả, hạn chế được bỏ sót bệnh cũng như điều trị quá mức với bệnh nhân, khắc phục được nhược điểm của 2 xét nghiệm.

Các kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung và mẫu HPV trong quá trình đặt mỏ vịt. Với một số mẫu Pap test, có thể 1 mẫu sử dụng cho cả 2 test, một số khác thì lấy thành hai mẫu riêng biệt.

Xét nghiệm tế bào (Pap test) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung: Hiện có 2 loại mẫu xét nghiệm tế bào gồm Pap smear truyền thống và một loại có dung dịch lỏng cố định Thinprep.

Cả 2 phương pháp, tế bào đều được lấy cả ở bề mặt cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung để đánh giá vùng chuyển tiếp, vùng có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao nhất. 

Khám cổ tử cung với test acetic (VIA): Sử dụng việc nhìn bằng mắt kết hợp với test acetic, sau đó điều trị làm giảm tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung so với không sàng lọc.

Khuyến cáo gì với chị em?

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ dưới 30 tuổi nên sàng lọc Pap test 3 năm/lần. Tuy nhiên với phụ nữ trên 30 tuổi có thể xét nghiệm sàng lọc 1 năm/lần. 

Phụ nữ thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt. Cùng đó, không bôi kem hay đặt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm Pap.

Ngày nay, để dự phòng ung thư cổ tử cung, đã có 3 loại vaccine được cấp phép và đang được sử dụng: vaccine 2 type HPV (HPV 16 và 18), vaccine 4 type HPV (bao gồm thêm type 5 và 11 gây ra 90% u vùng sinh dục), vaccine 9 type HPV bao gồm thêm HPV31,33,45,52,58 – 15% type HPV gây ung thư ở nữ và 4% type HPV gây ung thư ở nam.

Sử dụng vaccine dự phòng HPV có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và bệnh liên quan đến type virus mà vaccine chống lại. 

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 20 phút trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top