Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm của mẹ khi điều trị vết cắn, đốt của côn trùng

Thứ tư, 09:00 15/07/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa hè mưa nhiều, ẩm ướt là thời điểm rất nhiều loài côn trùng sinh sôi, nảy nở. Vì hiếu động nên trẻ nhỏ thường là đối tượng tấn công của các loại côn trùng. Mỗi mẹ đều có những “bí kíp” xử lý các vết côn trùng cắn, đốt cho bé. Tuy nhiên, có phải các kinh nghiệm của mẹ luôn đúng? Hãy cùng Bác sĩ Ngô Minh Vinh tìm hiểu về những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi nhận định và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng.

Mẹ nghĩ: Các vết cắn hay vết đốt của côn trùng đều giống nhau.

Lời khuyên của Bác sĩ: Nhìn chung các vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức; vùng da bị côn trùng cắn, đốt xuất hiện một sẩn phù đỏ nhô lên mặt da. Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng thì cả vùng da bị sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với các vết cắn, đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

Vết cắn: Các loài không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại. Vết cắn gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh; hoặc một sẩn phù nhỏ ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại trong nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng thì các sẩn phù này tạo ra các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra các sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, côn trùng còn truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua các vết cắn như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản….

Vết đốt: Các loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể con người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây ra các cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường sẽ giảm dần đi sau vài giờ. Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện: không bắt được mạch, huyết áp tụt gây trụy tim mạch, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không sơ, cấp cứu kịp thời.

Mẹ nghĩ: Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ không sao.

Lời khuyên của Bác sĩ: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu để trẻ gãi sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp... có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu…, có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

Mẹ nghĩ: Có thể điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng dễ dàng bằng mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh....

Lời khuyên của Bác sĩ: Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất Metyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ; khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt. Các mẹ nên sử dụng loại thuốc thoa hiệu quả mà an toàn cho làn da mỏng manh của bé như hoạt chất Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng, đồng thời hạn chế được tác dụng bất lợi của thuốc vì khi thuốc hấp thu vào máu trở thành chất bất hoạt, không gây tác dụng phụ toàn thân cho trẻ.

Cách xử lí khi bị côn trùng cắn, đốt:

Nhìn chung khi bị côn trùng cắn, đốt các mẹ cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:

• Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.

Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.

Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin….

• Trường hợp da phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát nhiều, tổn thương kéo dài nhiều ngày; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết, hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có các biểu hiện sốc phản vệ như: lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc trẻ có biểu hiện tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

 

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 2 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 22 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top