Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rau thịt bẩn: Ai là người chết trước?

Chủ nhật, 08:25 27/03/2016 | Sống khỏe

Hàng ngày, người tiêu dùng thường xuyên lo lắng cho sức khỏe vì vấn đề an toàn thực phẩm. Người ăn hay người sản xuất thực phẩm bẩn sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng hơn?

Tình trạng thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước, không khí luôn là mối lo ngại của nhiều người. Hơn thế, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Để tăng thêm lợi nhuận, nhiều nông dân đã "hào phóng" khi sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại cho rau quả, với mục đích tăng thời gian tăng trưởng, kéo dài độ tươi ngon của chúng.

Gậy ông đập lưng ông

Thực tế, người trồng rau và gia đình họ là tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Hóa chất "tắm" lên rau củ, rơi xuống đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí, vì vậy, rau ngậm thuốc không quá nhiều. Với nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, thói quen dùng nước giếng sinh hoạt, rửa rau, vo gạo ở ao, ở bến sông,... khả năng chính họ bị nhiễm độc cao hơn gấp nhiều lần người ăn rau.

Hóa chất bay ào ào trong không khí, những người dân sống tại đây phải hít trọn vẹn hoặc một phần rất nguy hiểm. Người phun thuốc chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng từ hóa nhất nhiều nhất, chưa kể ruộng rau không "tắm" hóa chất lân cận cũng hứng trọn không khí độc hại này. Nếu rau khi thu hoạch không được rửa sạch thì cũng tương tự với ruộng rau được phun thuốc trực tiếp.

Thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Dũng
Thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất từ dạ dày đến nghĩa trang. Ảnh: Tuấn Dũng

Còn hóa chất trên rau được bán ra thị trường thì sao? Lượng hóa chất đó sẽ bay dần theo thời gian. Nếu thời gian ngắn, hóa chất sẽ đọng lại trên rau. Tuy nhiên, sau khi được rửa sạch, hóa chất bị nước cuốn trôi khá nhiều. Đặc biệt, ta không cần tác động thêm thì hóa chất cũng bay ra khỏi rau. Vì thế, nếu rau rửa thật sạch, vẩy khô nước, gói lại để đến hôm sau tiếp tục sơ chế thêm rồi mới nấu ăn thì lượng hóa chất trên rau đã biến mất đến 90%.

Người nông dân có thể trồng riêng cho gia đình một ruộng rau sạch với hi vọng được ăn rau an toàn. Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược, hóa chất bay khắp nơi cũng sẽ ngấm vào nước ăn, vào đồ đạc họ dùng, thóc lúa phơi ngoài sân và cả những cây rau họ trồng riêng cho gia đình.

Đây cũng là nguyên nhân khiến người nông dân, hàng xóm của họ sinh bệnh tật. Như vậy, có chắc người mua rau bị ảnh hưởng hay chính những người trồng rau bị ngộ độc?

Điều tôi lo lắng nhất chính là việc người bán bôi thuốc trực tiếp lên thực phẩm hay cho chất lạ vào nồi canh, thức ăn ở các quán ăn sẵn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc ăn hàng, mua thực phẩm về rửa sạch sẽ giảm khả năng nhiễm độc xuống nhiều lần.

Thịt thường được khuyến cáo là không nên rửa. Nhưng theo tôi quan sát tại một số chợ tại Hà Nội, có hiện tượng người bán sử dụng loại hóa chất không rõ nguồn gốc bôi lên thịt. Tôi mua tại chợ thịt hoàn toàn bình thường, về nhà sơ chế lại thấy mùi ôi bốc ra ngào ngạt. Vì vậy, tôi vẫn rửa thịt, thậm chí rửa sạch nhất có thể.

Ô nhiễm nước, không khí ở trình trạng báo động

Ngoài rau, thịt sử dụng hóa chất thì không khí cũng là vấn đề rất đáng lo. Ở các thành phố, ô tô, xe máy, lò than tổ ong, các nhà máy, thải ra các loại hóa chất độc hại như SO2, NO2,…. Đứng tại một cây cầu nào đó bắc qua sông Hồng nhìn về Hà Nội, chúng ta sẽ thấy bầu khí quyển khu vực này có tầng bụi màu trắng đục, cao khoảng 20-30 m, bay lơ lửng trên không.

Còn ở các vùng quê, các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp làm hỏng bầu khí quyển vốn nổi tiếng là trong lành. Giờ đây, đi trên mọi địa phương, tôi không dám chắc là nơi nào thực sự trong lành.

Về nguồn nước, nước ngầm cũng đang bị nhiễm bẩn. Ở các thành phố lớn, chúng ta có thể rửa rau, nấu cơm và đun nước uống bằng nước máy nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng nước giếng hoặc giếng khoan.

Với rác thải, con người cho phép bản thân và người quen ném rác vô tội vạ ra khắp nơi, hành động này là tự giết mình và gia đình. Rác thải thực phẩm sẽ phân hủy, trong quá trình này sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh từ đó cũng được phát tán.

Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 49 phút trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top