Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rau muống là "vị thuốc dân dã" của Đông y nhưng có người càng ăn lại càng hại sức khỏe, đặc biệt là 6 nhóm người này

Chủ nhật, 07:53 07/03/2021 | Sống khỏe

Rau muống rất tốt nhưng nếu ăn nhiều lại có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Với người Việt, rau muống là "vua của các loại rau" vì chúng dân dã, dễ nấu và là nguyên liệu của rất nhiều món ngon từ đơn giản đến phức tạp. Hơn nữa, rau muống còn được yêu thích vì hiệu quả sức khỏe nó mang lại. Vào mùa hè, loại rau này là thuốc giải nhiệt. Vào mùa đông, rau muống xào tỏi là thuốc chống lại cảm lạnh, kích thích vị giác.

Theo Đông y, rau muống được coi là "vị thuốc dân dã", có vị ngọt, tính hơi lạnh đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Rau muống có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng...

Rau muống là vị thuốc dân dã của Đông y nhưng có người càng ăn lại càng hại sức khỏe, đặc biệt là 6 nhóm người này - Ảnh 1.

Rau muống có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy...

Dù ngon lành như vậy, nhưng theo khuyến cáo của lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống, dù là món luộc hay xào.

6 nhóm người nên hạn chế ăn rau muống

1. Bệnh nhân mắc bệnh gút

Những người mắc bệnh gút thường bị rối loạn chức năng chuyển hóa chất đạm nên cần kiêng những thực phẩm chứa nhiều đạm. Trong khi đó, rau muống lại chứa khá nhiều chất này. Ngoài rau muống thì đậu lăng, củ cải đường, bông cải xanh, cải chíp... cũng giàu đạm vì vậy trước khi ăn người bệnh gút nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Người bị viêm khớp

Nếu đang bị đau xương khớp, bạn không nên ăn rau muống bởi nó có thể khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, bức bối. Tuy nhiên, nếu bị loãng xương, việc ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.

3. Người bị sỏi thận

Rau muống có chứa một hàm lượng oxalate nhất định, vì vậy người mắc bệnh thận không nên ăn tùy tiện kẻo chất này tích tụ ở thận, tạo nên sỏi. Ngoài rau muống, những loại rau người bệnh thận cũng không nên ăn nhiều đó là đậu bắp, tỏi tây, rau bina, củ cải...

4. Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng

Rau muống được nhiều gia đình sử dụng để làm nộm hoặc chần qua lẩu để ăn, tuy nhiên loại rau này được trồng dưới nước, có thể bị có trùng sán ký sinh trên lá. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.

Đặc biệt, nó có thể bám vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu , dị ứng, đau bụng. Chính vì vậy, nếu là người có bụng dạ yếu tốt nhất bạn không nên ăn rau muống chưa chín kỹ để tránh rước họa vào thân.

5. Người mới phẫu thuật

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những người mới phẫu thuật, đang có mụn nhọt, hoặc vết thương mới bị không nên dùng vì sẽ bị lồi sẹo, vết thương lâu lành.

6. Người đang uống thuốc Đông y

Đang uống thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Chúng ta nên ăn rau muống thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Rau muống giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn cần lưu ý đến khâu lựa chọn, chế biến và bảo quản để tránh gây hại. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia), trước khi ăn loại rau này nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

- Chọn mua: Loại rau trồng ở nguồn nước bẩn chứa nhiều chất hữu cơ, vì vậy rau sẽ có màu xanh đậm, cọng rau và lá to bất thường. Vì vậy chúng ta nên chọn loại thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh tươi. Hạn chế ăn rau muống trái mùa do dễ bị người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích.

Rau muống là vị thuốc dân dã của Đông y nhưng có người càng ăn lại càng hại sức khỏe, đặc biệt là 6 nhóm người này - Ảnh 2.

- Sơ chế: Nên rửa sạch từng ngọn rau, ngâm bằng nước muối loãng 15-20 phút để lượng thuốc tồn dư trong rau nếu có sẽ bị phân hủy bớt.

- Chế biến: Khi chế biến cần nấu nước thật sôi mới cho rau vào. Điều chỉnh nhiệt độ sôi phù hợp không quá to hoặc quá nhỏ để rau chín đều và bảo toàn chất dinh dưỡng. Ăn ngay sau chế biến là tốt nhất.

Tiểu Vy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Sống khỏe - 18 giờ trước

"Tầm 4h chiều là lúc cơ thể thèm ăn nhất sau khi đã sử dụng hết năng lượng từ bữa trưa và trải qua mấy tiếng làm việc căng thẳng nhất trong ngày. Những lúc "yếu lòng" này thường được vượt qua suôn sẻ nếu có sẵn ít trái cây, hũ sữa chua hay thanh yến mạch. Riêng tôi thường mang sẵn trong túi một hộp sữa tươi bổ sung ngũ cốc TH true MILK LIGHT MEAL".

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Cụ ông đột quỵ qua đời khi đi tập thể dục trong ngày nóng gay gắt

Cụ ông đột quỵ qua đời khi đi tập thể dục trong ngày nóng gay gắt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở thành phố Huế bị đột quỵ, qua đời trên đường đi cấp cứu.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Top