Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Quá cẩn thận" sẽ làm mất chất của sữa

Chủ nhật, 07:08 19/10/2008 | Sống khỏe

Không ít người vì "quá cẩn thận" đã sử dụng sữa một cách phản khoa học, gây lãng phí, thậm chí làm hỏng tác dụng quý báu của loại thực phẩm này.

Đun nóng sữa chua: Hỏng tác dụng

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Truyền thông Viện Dinh dưỡng, khi cho sữa chua vào lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ giết chết vi khuẩn lactic (hay còn gọi là men sống) có ích, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hóa ở trẻ. Và khi đó, tác dụng chính của sữa chua đã bị phá huỷ.

“Để đảm bảo tác dụng của sữa chua lại không muốn cho trẻ bi viêm họng do quá lạnh, người lớn nên mang ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút. Cần dùng gấp có thể để làm ấm sữa bằng cách đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60oC - 80oC”, BS Tiến khuyên.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra một số khuyến cáo trong việc sử dụng sữa chua, đó là: không dùng món ăn này ngay trước, sau bữa ăn hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy. Bởi nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4 - 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, nên đợi sau 2 - 3 tiếng rồi mới ăn, đây là thời điểm sữa chua phát huy cao nhất tác dụng của nó.

Pha sữa bột bằng nước sôi: Sai lầm lớn

Với cách pha sữa bột bằng nước sôi, theo BS Tiến, đó cũng là một sai lầm lớn. Trên thực tế, sữa bột dùng pha chế là sản phẩm đã được chế biến chín, làm được đông cô lại, rồi đóng gói. Vì vậy, khi đem pha chế, người dùng chỉ nên hoà sữa với nước ấm (khoảng 40oC-50oC), là sữa bột đã hoàn toàn được hoà tan.

Ngược lại, nếu dùng nước sôi pha sữa bột, không những sữa pha bị vón cục mà một số dinh dưỡng quý giá trong sữa còn bị phân huỷ do gặp nhiệt nóng.

Bên cạnh đó, khi pha sữa bột bằng nước nóng, vừa mất thời gian để chờ sữa nguội, lại rất khó kiểm soát được nhiệt độ thích hợp đối với trẻ nhỏ. Viện Nhi T.Ư đã từng tiếp nhận một số cháu nhỏ bị bỏng vòm họng do uống phải sữa quá nóng.

Vì vậy, khi pha sữa cho bé, người lớn không nên thử độ nóng bằng miệng mình mà nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để thử độ ẩm. Cách này vừa trách lây bệnh cho bé (có thể gặp ở khoang miệng của người lớn) mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú chưa.
 
Theo Dân Trí
quynhhoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 34 phút trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 2 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

Top