Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa bệnh dại bằng cách nào?

Thứ sáu, 16:13 22/06/2007 | Sống khỏe

Trong khi chưa thể thay thế ngay vaccine phòng dại từ mô não chuột thì biện pháp tối ưu là phải phòng chống bệnh dại. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Đinh Kim Xuyến, PCN dự án Phòng chống bệnh dại (PCBD), Bộ Y tế về biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Phải rửa ngay vết bị cắn bằng xà phòng đặc

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác.

Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò v.v... Trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung.

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể.

Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình: Thể điên cuồng và thể bại liệt. Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc...

Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Chú ý khi rửa vết thương không được làm giập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3 - 5 ngày để hạn chế virus tản phát.

Trong những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại khi: Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại; Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

Cần theo dõi sau khi tiêm vaccine

Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (như ở cẳng chân) chỉ cần theo dõi chó, mèo tại chỗ. Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.

Cần theo dõi con vật 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt v.v phải đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 15 ngày, kể từ khi người bị con vật cắn mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.

Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý: Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với  từng  loại  vaccine  dại;

Phải tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ 40C - 80C. Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích. Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.

Tiêm vaccine dại do Việt Nam sản xuất (Fuenzalida) có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm và thường vài ngày sau đó sẽ hết. Đối với một số người có cơ địa dị ứng, bị bệnh mãn tính, nghiện rượu... có thể có phản ứng như sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt... Trường hợp nặng có thể gây viêm tuỷ dị ứng, viêm não, thường xảy ra sau mũi tiêm thứ ba trở đi (tuy nhiên, tỷ lệ người có những phản ứng nặng ít xẩy ra, khoảng 1-2 phần vạn).

Khi có các triệu chứng trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với vaccine dại sản xuất từ tế bào Vero như vaccine dại Verorab (do Pháp sản xuất) rất an toàn, hiệu quả bảo vệ cao, thời gian bảo vệ được 1 năm, ít khi có các phản ứng tại chỗ và toàn thân. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên sử dụng vaccine này để tiêm phòng cho người có nguy cơ mắc dại cao như cán bộ thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm từ gia súc v.v... và dùng để điều trị dự phòng cho những người bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng. Phụ nữ có thai và trẻ em vẫn tiêm được vaccine dại, nhưng phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Những đối tượng này nên sử dụng loại vaccine dại tế bào. 

Vaccine dại sản xuất tại Việt Nam đó là vaccine dại Fuenzalida. Vaccine này được sản xuất từ mô não chuột ổ cho nhiễm virus dại, đã có hiệu quả nhất định trong điều trị dự phòng cho người bị nhiễm virus dại.

Ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp, nhưng vaccine dại Fuenzalida còn có một số nhược điểm như: Tỷ lệ phản ứng phụ tại chỗ và toàn thân tương đối nhiều, hiệu quả bảo vệ sau tiêm đạt chưa thật cao, thời gian bảo vệ ngắn, vì vậy khi tiêm phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những nước đang còn dùng vaccine này nên hạn chế và ngừng sử dụng càng sớm càng tốt.

Từ năm 1992, Bộ Y tế cho nhập khẩu vaccine dại tế bào Verorab do Công ty Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Đây là loại vaccine dại sản xuất từ tế bào Vero nên an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao, thời gian bảo vệ được 1 năm.

Hiện nay nước ta đang sử dụng 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da. Cả 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da đều an toàn và hiệu quả bảo vệ cao như nhau. Kinh phí chi trả cho 1 liều tiêm bắp 05ml từ 130.000đồng – 140.000đồng; kinh phí chi trả cho 1 liều tiêm trong da 0,1ml từ 35.000 đồng  – 40.000đồng .

Khi bệnh nhân được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vaccine được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ sẽ được trên 1 năm. Nếu bệnh nhân có tiêm mũi nhắc lại sau 1 năm và 5 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng của đợt điều trị dự phòng trước thì những lần phải điều trị dự phòng tiếp sau đó sẽ chỉ phải tiêm 2 mũi liều 0,1ml vào ngày 0 và 2 mũi liều 0,1ml vào ngày 7; Hoặc tiêm 1 mũi 0,5 ml vào ngày 0 và 1 mũi 0,5ml vào ngày 7.

PGS.TS Đinh Kim Xuyến

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 6 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 11 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top