Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ giảng viên đột ngột tử vong, cảnh báo căn bệnh rất dễ mắc nếu thường xuyên thức khuya

Thứ ba, 19:31 04/12/2018 | Sống khỏe

Nữ giảng viên đột ngột tử vong, cảnh báo căn bệnh rất dễ mắc nếu thường xuyên thức khuya

Thời tiết vào mùa đông càng ngày càng lạnh, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch rất lớn, nhiệt độ nóng lạnh mạnh thay thế nhau khiến mạch máu não con người thay đổi. Gần đây, một nữ giảng viên đại học 48 tuổi khi đang ngồi ăn cùng bạn bè, đột nhiên bị ngã xuống đất, chẩn đoán cô bị xuất huyết nội sọ do vỡ phình động mạch não, mặc dù cô đã được điều trị tích cực, nhưng vẫn không thể cứu chữa được.

Phình động mạch não nguy hiểm như vậy rố cuộc là do nguyên nhân gì, làm thế nào để phòng ngừa và điều trị? Dưới đây bác sĩ Sử Hoài Chương, trưởng Khoa Thần kinh của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân chia sẻ chi tiết về căn bệnh này.

Nữ giảng viên tử vong vì phình động mạch não bị vỡ

Cô Trương Hiểu, 48 tuổi là một giảng viên đại học, gần đây cô vừa hoàn tất các bài thi của sinh viên, cô được bạn bè mời đến dự tiệc tại một khách sạn. Theo người thân của cô Trương Hiểu cho biết, khi đang cùng bạn bè ngồi nói chuyện, cô đột nhiên nói bản thân có chút khó chịu, sau đó ngã xuống đất và bất tỉnh.

Bạn bè đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa cô vào Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân, sau đó Trương Hiểu bị chẩn đoán là phình động mạch não bị vỡ gây xuất huyết lan rộng trong não, do lượng máu chảy quá nhiều, cuối cùng bác sĩ đã không thể cứu sống được cô Trương Hiểu.

Sau sự việc, chồng của cô nhớ lại, khi đó vì chuẩn bị cho kỳ thi của sinh viên và các công việc liên quan khác, khiến Trương Hiểu luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, cô thường xuyên thức khuya, và kêu bị đau đầu. Cô nghĩ vì mệt mỏi dẫn đến nên cũng không chú ý nhiều.

Bác sĩ Sử Hoài Chương giải thích, phình động mạch não thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột ở những người trẻ tuổi. Cứ khoảng 100 người thì có từ 2-5 người mắc bệnh này, đại đa số vỡ phình động mạch không có dấu hiệu báo trước.

Bệnh phình động mạch não là gì?

Phình động mạch máu não là "túi máu nhỏ" phình to ở một phần mạch máu não nơi thành mạch máu bị yếu. Phình mạch máu não có thể xảy ra ở một chỗ hoặc cũng có thể đồng thời khởi phát ở nhiều chỗ. Chỗ phình động mạch ngày càng lớn, một khi phình động mạch vỡ ra sẽ gây chảy máu vào khoang dưới nhện chứa dịch não tủy bao quanh tổ chức não gây chảy máu dưới nhện. Chảy máu dưới nhện là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nhóm bệnh đột quỵ não.

Bác sĩ Sử Hoài Chương nói: Phình động mạch có dễ vỡ hay không đều không liên quan trực tiếp đến kích thước lớn nhỏ, một khi bị vỡ không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong tương đối cao. Theo số liệu nghiên cứu quốc tế, ít nhất 200.000 bệnh nhân ở Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ vỡ phình động mạch não mỗi năm.

Dấu hiệu phình động mạch não

Theo báo cáo, nếu phình động mạch nội sọ vỡ, sẽ có một loạt các triệu chứng: điển hình nhất là đột nhiên bị đau đầu dữ dội, thường sẽ đau tới mức không chịu nổi. Đại đa số còn kèm theo buồn nôn, nôn, đau phần cổ, thậm chí gây rối loạn ý thức, một số bệnh nhân còn bị co giật.

Sau giai đoạn chảy máu nếu chứng co giật mạch máu não tương đối nghiêm trọng dẫn đến không cung cấp đủ máu cho não, có thể sẽ xuất hiện triệu chứng như nhồi máu não. Ngoài ra, các triệu chứng nôn mửa có thể xảy ra sau khi bị đau đầu dữ dội, và các thành viên trong gia đình cố gắng kịp thời giúp bệnh nhân nôn sạch sẽ, phòng ngừa bệnh nhân nghẹt thở.

Điều trị và phòng ngừa phình động mạch não

Khi phát hiện phình động mạch não chưa vỡ, tùy theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa đánh giá nguy cơ vỡ để lựa chọn có can thiệp hay không. Với phình mạch đã vỡ, cần xử trí loại bỏ phình mạch khỏi hệ tuần hoàn để ngăn nguy cơ vỡ lại. Có 2 phương pháp cơ bản:

Can thiệp nội mạch: bác sĩ rạch da vùng bẹn bệnh nhân khoảng 5mm, luồn một ống thông đường kính 2mm vào động mạch đùi, đi qua buồng tim lên hệ động mạch não, tiếp cận vị trí phình mạch và thả lò xo kim loại vào làm bít tắc phình mạch. Đây là phương pháp ưu việt nhất, hạn chế tổn thương cho bệnh nhân. Thời điểm can thiệp tối ưu là trong vòng 72 giờ sau đột quỵ.

Phẫu thuật kẹp clip: bác sĩ mở cửa sổ xương sọ, phẫu thuật tìm phình mạch nằm xen lẫn cạnh tổ chức não, kẹp một clip kim loại vào cổ túi phình.

Đối với những người thường xuyên hút thuốc, những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phình động mạch não cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 11 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 22 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top