Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều nên và không nên làm khi bị cảm lạnh

Thứ năm, 10:15 24/12/2015 | Sống khỏe

Khi bị cảm nên bổ sung vitamin C, uống nhiều nước, không nên ăn đồ ngọt và các chế phẩm từ sữa như pho mát, bơ...


Cảm cúm không nên ăn đồ ngọt. Ảnh minh họa: Health.

Cảm cúm không nên ăn đồ ngọt. Ảnh minh họa: Health.

Bác sĩ người Trung Quốc Li Fang, chuyên khoa Nội Hô hấp chia sẻ trên Jiankang rằng, tình trạng ngủ không đủ giấc làm suy giảm miễn dịch, khiến mọi người dễ bị cảm vào mùa lạnh. Cảm lạnh, nghẹt mũi ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, cứ thế tạo nên một "vòng luẩn quẩn bệnh tật".

Bác sĩ khuyên, khi bị cảm, tốt nhất nên tìm một nơi phù hợp để nghỉ ngơi. Đừng gắng gượng đi làm hoặc tụ tập vận động. Giấc ngủ là liều thuốc cảm tốt nhất. Mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng. Nếu được, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà 1-2 ngày để tránh lây bệnh cho người khác. 

Vitamin C hoặc ăn trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi... có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh. Nhìn chung các loại trái cây có vị chua đều giàu vitamin C. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện hoạt động của các enzym chức năng trong cơ thể, tăng số lượng tế bào lympho và tăng cường sức sống của tế bào bạch cầu trung tính, từ đó tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh.

Các chuyên gia khuyên nên ăn chocolate giúp bổ sung chất chống oxy hóa, thành phần theobromine trong chocolate này còn có tác dụng trị ho. Bác sĩ Li khuyến cáo, khi cơ thể bị lạnh, hoạt động của ruột trở nên chậm chạp. Thời gian này không nên ăn đồ ngọt vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể tập trung chuyển hóa đường sẽ tiêu tốn rất nhiều vitamin làm chậm quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thay vào đó, bạn ăn chocolate đen sẽ tốt hơn.

Vào mùa thu và đông, không khí khô hanh gây khó chịu cho đường hô hấp. Đặt máy tạo độ ẩm bên giường hoặc sofa sẽ giúp bạn hít thở thông suốt hơn. Lưu ý: Trước khi sử dụng thiết bị nên rửa kỹ, tránh làm lây lan vi khuẩn. Sử dụng máy tạo ẩm không đúng cách sẽ gây bất lợi cho sự hồi phục của người bệnh cảm. Độ ẩm trong nhà nên duy trì ở mức 30-60% giúp cơ thể cảm thấy thoải mái nhất mà vi khuẩn cũng không dễ phát tán mầm bệnh. Tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao, người bệnh sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở, một số vi khuẩn theo hơi nước vào đường hô hấp, gây ra cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh khác.

Hai món ăn tốt nhất cho người bệnh là súp và cháo, đặc biệt súp gà còn giúp trị cảm lạnh. Một số thành phần trong súp gà có tác dụng giảm ho, hơi nước súp cũng giúp giảm nghẹt mũi. Lưu ý bệnh cảm được chia thành 2 loại: Cảm lạnh và cảm nóng. Cảm lạnh gây triệu chứng ớn lạnh, sổ mũi... Khi đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn canh gừng hoặc canh gà nóng. Cảm nóng thường gây đau họng, khạc đờm màu vàng. Bệnh nhân nên uống nước sôi để nguội, không nên uống nước nóng hoặc canh gà nóng vì sẽ làm cho tình trạng trầm trọng hơn.

Người bệnh cảm cần đảm bảo uống 2 lít nước mỗi ngày, trong đó nên có một một phần là thức uống chứa chất điện phân ion. Cần lưu ý về cách uống. Các chuyên gia cảnh báo, khi cơ thể trong bị cảm chức năng gan và thận sẽ bị ảnh hưởng, nếu uống nhiều nước rất dễ dàng để làm tăng gánh nặng cho thận. Do vậy bệnh nhân uống nước thành từng đợt, mỗi lần một ly không quá 300 ml, không uống dồn dập một lần.

Khi bị cảm không nên dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như bơ, pho mát. Hệ thống tiêu hóa khi bị cảm lạnh sẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Do vậy nếu bạn nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như pho mát, bơ sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Tuy nhiên có thể uống sữa bò hoặc sữa chua với lượng thích hợp giúp bổ sung protein. Lưu ý: Không uống sữa lạnh, tốt nhất nên uống nóng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. 

Bạn có thể dùng một số loại thuốc hay sirô và các thuốc không kê đơn khác giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Lưu ý: Một số loại thuốc không kê đơn có chứa các thành phần chống chỉ định, do vậy tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Cảm cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng lâu khỏi hoặc trở nên xấu đi, hãy đến bệnh viện để khám. Các biến đổi bệnh lý liên quan đến cảm chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên. Nếu không được chữa trị kịp thời, các virus cảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi. 

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 16 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Top