Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa

Thứ sáu, 09:00 25/10/2019 | Sống khỏe

‘Có bệnh vái tứ phương’, nhiều chị em phụ nữ tin rằng ăn gạo lứt, kiêng dầu, muối… là có thể phòng tránh được ung thư cổ tử cung (UTCTC). Các phương pháp trên có thể bảo vệ sức khoẻ, nhưng thăm khám, điều trị khoa học là không thể bỏ qua", TS. BS Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM cho biết.

Theo báo cáo của WHO, Việt Nam đang có tỷ lệ người mắc UTCTC đứng thứ 19 Châu Á và đứng thứ 5 Đông Nam Á, cứ 100.000 người thì có hơn 150 người mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến UTCTC là nhiễm dai dẳng HPV, đặc biệt, HPV chủng 16 và 18 được tìm thấy trong 70% trong tổng số các trường hợp mắc UTCTC. Nghe đến "ung thư", bất kỳ ai cũng cảm thấy sợ hãi, bởi đều đó tương đương với việc lãnh "bản án tử hình" trong quan niệm của đa số người dân.

Nhưng thực tế, theo những chia sẻ mới đây của TS. BS. Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM tại buổi livestream "Phát hiện sớm nguy cơ UTCTC - Lựa chọn nhỏ, thay đổi lớn", UTCTC là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị nếu phát hiện sớm. BS. Hiền cho biết: "Trong các loại ung thư, UTCTC là căn bệnh có thể dễ dàng phát hiện sớm thông qua các phương pháp xét nghiệm. Nếu phát hiện bệnh sớm, ngay từ giai đoạn nhiễm HPV - chưa phát triển thành ung thư, hay khi mới chỉ là những tổn thương tiền ung thư, UTCTC giai đoạn sớm có thể được điều trị một cách đơn giản và dễ dàng. Phụ nữ không chỉ kéo dài được sự sống mà còn có thể trị khỏi bệnh, và bảo tồn khả năng sinh sản."

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa - Ảnh 1.

Sớm phát hiện UTCTC giúp phụ nữ không chỉ kéo dài được sự sống mà còn có thể trị khỏi bệnh, duy trì khả năng sinh sản.

Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ muốn phòng ngừa và sớm phát hiện UTCTC cần nắm vững và thực hiện những điều sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Theo TS. BS. Lê Văn Hiền, tiêm vắc xin là hình thức phòng bệnh cơ bản và hiệu quả, giúp cơ thể chống lại các HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất. Gần đây, có nhiều tin đồn về trường hợp báo cáo tác dụng phụ, thậm chí là tử vong do tiêm phòng vắc xin UTCTC, tuy nhiên thực tế, tiêm phòng đã được chứng thực là một phương pháp an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nếu người dân làm đúng các quy trình và yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin chỉ giúp phòng ngừa 2 loại HPV là 16 & 18, 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chứ không đảm bảo phòng tránh 100% mắc UTCTC.

Khám phụ khoa và xét nghiệm để tầm soát bệnh

Bên cạnh tiêm vắc xin, PGS. TS. Vũ Thị Nhung - Chủ tịch Hội Sản Phụ Khoa Tp. HCM cho biết cần thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện việc nhiễm HPV là một phương pháp hiệu quả hàng đầu để phòng tránh và chữa trị UTCTC. Hiện nay, có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc HPV là PAP và xét nghiệm HPV DNA. Trong đó, xét nghiệm HPV DNA đã được Bộ Y Tế Việt Nam và thế giới có khuyến cáo sử dụng, vì xét nghiệm này có độ nhạy cao, lên đến 92%, chuẩn xác hơn xét nghiệm PAP với độ nhạy dao động chỉ từ 51-75%.

Xét nghiệm sàng lọc là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. Theo phác đồ tầm soát của chương trình sàng lọc quốc gia về UTCTC, phụ nữ từ 21 - 24 tuổi chỉ nên áp dụng xét nghiệm PAP, từ 25 - 29 tuổi, phụ nữ có thể lựa chọn giữa hai phương pháp, tuy nhiên HPV DNA được khuyến cáo có thể sử dụng riêng lẻ đầu tay thay cho PAP. Trên 29 tuổi, phụ nữ có thể kết hợp cả hai phương pháp, xét nghiệm HPV DNA đầu tay đề sàng lọc khả năng nhiễm HPV, nếu có kết quả dương tính, phụ nữ làm thêm các xét nghiệm khác như PAP, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa - Ảnh 2.

Xét nghiệm HPV DNA có độ nhạy lên đến 92%.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng phòng bệnh UTCTC. Nếu khoẻ mạnh, HPV có thể tự đào thải sau một năm ở trong cơ thể. Do đó, song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, hạn chế bia rượu..v.v chị em nên tăng cường tập thể dục, vận động rèn luyện thân thể để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể với HPV.

Dù rằng "có bệnh vái tứ phương" là tâm lý chung, các chị em cũng nên hết sức tỉnh táo và cẩn thận, đồng thời khám định kỳ và xét nghiệm sàng lọc HPV ngay hôm nay để bảo vệ tính mạng và thiên chức làm mẹ của chính mình.

Tìm hiểu thêm về UTCTC và xét nghiệm HPV DNA tại: http://bit.ly/UngThuCTC

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 20 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 33 phút trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Top