Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhau bám thấp có nguy hiểm?

Thứ tư, 09:19 18/02/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trên thực tế, có không ít trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa. Mặc dù vậy, nhau bám thấp gây ảnh hưởng khoảng 5% phụ nữ vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ và được các chuyên gia cảnh báo là một trong những tình trạng nguy hiểm của thai kỳ.

Mang thai lần đầu nên chị Thu Hằng (ngụ Q.8, TP.HCM) rất thận trọng. Chị thường xuyên đi khám theo lời dặn của bác sĩ. Tuy nhiên, đến tuần 17 của thai kỳ, kết quả siêu âm của chị được bác sĩ chẩn đoán bị nhau thai bám thấp. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra cho thai phụ cũng như bào thai, bác sĩ đã lên lịch kiểm soát chặt chẽ thai kỳ cho chị. Song song đó, chị cũng được bác sĩ khuyên nên để tinh thần thoải mái, thư giãn và tránh nâng xách vật nặng không cần thiết. Vào những tuần cuối thai kỳ, kết quả siêu âm lại cho thấy tình trạng nhau bám thấp của chị không còn nữa. Và đó cũng được xem là một trong những thuận lợi cho chuyến vượt cạn bằng phương pháp sinh thường.

Nhau bám thấp là gì?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viên Từ Dũ TP.HCM, bình thường nhau bám ở đáy tử cung. Nhau bám thấp là bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung. Khi vào chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra.

Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ có hiện tượng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu chảy máu nhiều, thai phụ sẽ bị mất máu; trường hợp nặng có thể dẫn đến trụy mạch, choáng và nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ bị tử vong. Trẻ có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng. Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).

Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung. Ảnh: mecuti.vn

Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung. Ảnh: mecuti.vn

Ở những thai kỳ dưới 20 tuần, do đoạn dưới tử cung chưa hình thành nên bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung được nhìn thấy qua siêu âm. Khi thai lớn lên, đoạn dưới thành lập, kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra, bánh nhau “di chuyển” lên cao. Vì vậy, có khá nhiều trường hợp chẩn đoán ban đầu là nhau bám thấp nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu nữa.

Những yếu tố nguy cơ

Đồng quan điểm, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chuyên Sản phụ khoa, Phòng khám Victoria Healthcare TP.HCM cũng cho biết nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung.

Nhau tiền đạo có các dạng: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Hiện nay, nguyên nhận chính xác gây ra tình trạng trên vẫn chưa được xác định. Bình thường, nhau bám ở vùng đáy tử cung. Y khoa cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau tràn xuống đoạn dưới tử cung.

Một số yếu tố nguy cơ của nhau bám thấp: mẹ lớn tuổi, sinh nhiều lần, mổ lấy thai nhiều lần. Những người có tiền căn nạo phá thai cũng sẽ có nguy cơ bị nhau tiền đạo nhiều hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Thai phụ cần phải siêu âm theo chỉ định để được xác định nên sinh mổ hay sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi

Thai phụ cần phải siêu âm theo chỉ định để được xác định nên sinh mổ hay sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi

Những thai phụ bị nhau tiền đạo có nguy cơ xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng gây choáng, mất máu và tử vong ở mẹ. Em bé có nguy cơ bị sinh non tháng nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trong xảy ra, bắt buộc nhân viên y tế cần phải mổ lấy thai để cứu mẹ (tỉ lệ non tháng từ 30 – 40%). Những trẻ sinh non tháng trong các trường hợp này có thể bị bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh) do thiếu chất Surfactant.

Để hạn chế nhiều nguy cơ

Khi rơi vào tình trạng này, thai phụ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ăn uống bồi dưỡng, kiêng quan hệ tình dục. Nên khám thai định kỳ và theo dõi xem bánh nhau có “di chuyển” lên hay không. Thai phụ cần phải siêu âm theo chỉ định để được xác định nên sinh mổ hay sinh thường để tránh việc xuất huyết quá mức gây nguy hiểm cho tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc sinh thường hay mổ còn tùy thuộc cân nặng của thai nhi, khung chậu…

Thiên Trúc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top