Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân làm bệnh á sừng nặng thêm

Thứ ba, 11:00 31/03/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Á sừng là một bệnh phổ biến với vị trí tổn thương thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân… Đối tượng hay xuất hiện bệnh á sừng đó là người trẻ, người lao động thường phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, sử dụng tay, chân trong môi trường ô nhiễm… Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh á sừng nặng thêm, gây khó khăn cho cuộc sống của người bệnh.

Các yếu tố làm bệnh trầm trọng thêm

Á sừng là tình trạng tế bào sừng biệt hóa còn dở dang, làm xuất hiện sự bong vẩy da ở tay, chân, khiến người bệnh đau đớn, rớm máu, đi lại và làm việc khó khăn, mất thẩm mỹ, gây cảm giác e ngại khi giao tiếp. Nguyên nhân chính xác gây á sừng hiện nay chưa xác định rõ, song nhiều nhà khoa học thấy rằng: bệnh liên quan tới yếu tố tự miễn và di truyền, hoặc do chế độ ăn uống, dinh dưỡng thiếu các vitamin cơ bản như vitamin A, C, D, E… Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến bệnh á sừng nặng thêm, bao gồm:

Bệnh thường làm bong vẩy ở tay, chân…

Khí hậu: Thời tiết khô hanh vào mùa đông thường làm cho bệnh á sừng dễ bùng phát. Vì vậy, người bệnh nên tránh nắng tối đa, khi ra đường phải che chắn cẩn thận, trong mùa hanh khô cần giữ ẩm cho da tay, da chân.

Dinh dưỡng, thực phẩm: Khi chế biến thức ăn, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các gia vị: muối, tiêu, ớt, hành, tỏi… và tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng.

Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: Bệnh nhân á sừng cần lưu ý: không sử dụng găng tay cao su, tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau sàn, nước giặt… hay chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng tay…

Khi tình trạng bệnh nặng hơn, á sừng có thể khiến da nứt nẻ, rớm máu. Đặc biệt, những phần hay gập ở ngón tay, bàn tay sẽ nứt toác hình chân chim như đất khô gây khó khăn trong việc co duỗi ngón tay, cầm nắm đồ vật… Nếu không giữ gìn cẩn thận, người bệnh dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy…

Điều trị á sừng như thế nào?

Á sừng có xu hướng dễ tái phát và nặng hơn vào mùa đông, do đó, việc điều trị thường nhằm mục đích nhanh lành vết rạn nứt, nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung chất dinh dưỡng để kéo dài thời gian lành bệnh. Ở trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid và bôi bạt sừng (axit salicylic, diprosalic…), thuốc chống nấm… Khi bệnh nặng, có thể dùng thuốc corticoid để giảm viêm, tuy nhiên, cần tránh lạm dụng.

Dùng kem bôi ngoài da để “trị” á sừng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang tin tưởng sử dụng phác đồ “trong uống, ngoài bôi” để điều trị á sừng nói riêng cũng như các bệnh vẩy da nói chung bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Dẫn đầu cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có tác dụng điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da có vẩy, trong đó có á sừng, còn dẫn đầu sản phẩm đường bôi là kem dược liệu thiên nhiên Explaq.

Kem dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng các dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… giúp giảm viêm ngứa, loại bỏ các bệnh ngoài da có vẩy, đặc biệt là á sừng. Kem Explaq có ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bị á sừng, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… ngăn chặn bệnh tái phát.

Năm 2014, sản phẩm Explaq đã vinh dự được trao tặng giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.

Để hạn chế những yếu tố làm bệnh á sừng nặng thêm, người bệnh cần bôi kem Explaq và uống Kim Miễn Khang thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây hại cho vùng da như: xà phòng, chất tẩy rửa…

Bí quyết chăm sóc bệnh ngoài da có vẩy đúng cách:

1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.

2. Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

3. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.

4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

5. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.

6. Kiêng rượu, bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

7. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.

8. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.

Bạn đọc quan tâm gọi đến số: 04.3775 7240/ 08.62647169

Hoặc truy cập trang web: http://dieutrivaynen.vn để biết thêm thông tin.

Thành Tâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top