Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ nhiễm độc từ đồ nhựa

Thứ năm, 15:06 11/12/2008 | Sống khỏe

Bền, rẻ, kiểu dáng đẹp và đa dạng, nhiều kích cỡ, khó vỡ... là những ưu điểm tuyệt vời của nhựa so với những chất liệu khác. Vì vậy, các chai, hộp, đồ dùng bằng nhựa luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ. Tuy nhiên, chất liệu này ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết.

Những nguy cơ khó lường

Theo nghiên cứu của Trung tâm y học Quân đội Walter Reed (Walter Reed Army Medical Center), Mỹ, nhựa là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư vú ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng nhựa trong sinh hoạt thường ngày tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn dùng nhựa trong những môi trường có nhiệt độ lạnh hoặc nóng hơn nhiệt độ bình thường.

Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.

Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Những chai nhựa chứa nước để trong xe hơi hoặc hộp nhựa đựng trong lò vi sóng cũng tiết ra chất độc tương tự.

Đồ dùng bằng nhựa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

 

Học cách bảo vệ chính bạn và gia đình

Để bảo vệ mình và người thân, bạn cần thay đổi thói quen dùng đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:

- Tuyệt đối không sử dụng các hộp nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, đặc biệt là thực phẩm chứa chất béo. Chất béo, nhiệt độ cao và nhựa có thể kết với nhau và tiết ra chất dioxin.

- Bạn nên thay các hộp nhựa bằng hộp thuỷ tinh, sứ, gốm chịu nhiệt... Đồng thời, bạn không nên dùng ni-lông mỏng đậy thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng.

Thay vào đó, hãy dùng loại giấy phủ chuyên dụng. Loại giấy này được đóng thành cuộn và bán rộng rãi các siêu thị.

- Đối với các loại mì ăn liền hay thực phẩm ăn liền đóng gói sẵn trong hộp nhựa, bạn nên trút thực phẩm vào bát hoặc đĩa bằng thuỷ tinh, gốm, sứ... khi dùng.

Với các loại thực phẩm chứa trong hộp giấy, hãy sử dụng theo cách tương tự! Chưa có nghiên cứu nào chứng minh giấy có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn không biết rõ giấy chứa các thành phần hoặc chất liệu gì. Vì vậy, tốt hơn hết, hãy đựng thực phẩm trong các dụng cụ được làm từ chất liệu an toàn.

- Không nên dùng các loại nhựa tái chế hoặc nhựa kém chất lượng trong các sinh hoạt thường ngày. Khi trữ thực phẩm lâu ngày trong ngăn đông lạnh, hãy dùng hộp thủy tinh, gốm hoặc sứ.

 Theo Tiếp thị & Gia đình
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bằng đôi bàn tay khéo léo, lương y Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) - thành viên của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

Top