Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm loét, thủng dạ dày: Nguyên PGĐ BV Bạch Mai chỉ ra nguyên nhân

Thứ ba, 20:11 02/04/2019 | Sống khỏe

Mới đây, một bệnh nhi 15 tuổi vào bệnh viện Đại học Y cấp cứu cấp cứu vì thủng dạ dày. Các bác sĩ cho biết em bị áp lực nhiều quá do học hành.

Gia tăng trẻ bị viêm loét dạ dày

Theo TS. BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại khoa số trẻ đến điều trị bị mắc viêm dạ dày chiếm đến 1/3.

Ví dụ, trường hợp của em Trần Anh M (13 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài phân đen, hay nôn ói. Bác sĩ nội soi kiểm tra dạ dày thì phát hiện có vết loét dạ dày to gây xuất huyết tiêu hoá.

Bố của bé cho biết từ vài năm nay con hay kêu đau bụng nhưng chỉ nghĩ là bệnh giun nên cho dùng thuốc sổ giun. So với bạn bè lúc nào bé M cũng yếu ớt, da xanh, nhợt nhạt nhưng gia đình chủ quan ngại đi khám. Khi bác sĩ cho biết bé bị loét dạ dày, bố mẹ của M đều bất ngờ.

Trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày có triệu chứng đau bụng, chiếm 64,5% các trường hợp loét; đau thượng vị; đau quanh rốn hoặc toàn bụng; đau có liên quan tới bữa ăn; đau có thể giảm sau khi ăn.

Đặc điểm cơn đau, trẻ thường đau vào nửa đêm hoặc đầu buổi sáng. Đau nhiều đợt, tái diễn, thường đau bụng là lý do khiến người nhà đưa các cháu đi khám. Trẻ bị nôn tái diễn, liên quan đến bữa ăn.

Nhiều trường hợp nặng xuất huyết đường tiêu hóa: Trẻ có thể nôn ra máu và ỉa phân đen, bệnh cảnh có thể xảy ra ồ ạt cấp tính hoặc diễn biến từ từ, kéo dài.

Đặc biệt nhiều trẻ vào viện trong tình trạng thiếu máu, do chảy máu kín đáo nhưng có khi thiếu máu nặng, cấp tính gây sốc. Một số trường hợp biểu hiện kín đáo, chỉ thiếu máu là triệu chứng nổi bật, chẩn đoán ban đầu thường là thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

GS Mai Trọng Khoa – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em không phải hiếm. Nhiều năm trước người ta quan niệm bệnh chỉ có ở người lớn nhưng giờ đây trẻ nhỏ bị cũng nhiều.

Bệnh có thể biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết tiêu hoá cấp tính như nôn ra máu hoặc ỉa phân đen kèm theo đau bụng và tình trạng thiếu máu cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong do tình trạng thiếu máu.

Nhưng cũng có thể diễn biến từ từ trong thể loét tiên phát thường gặp ở trẻ lớn, đặc biệt là trẻ > 6 tuổi, biểu hiện lâm sàng chính gần giống ngưới lớn nhưng ít điển hình hơn.

Không riêng viêm loét dạ dày, theo GS Khoa tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em cũng càng ngày càng tăng làm tăng tỷ lệ những người mắc trẻ. Số lượng bênh nhân ung thư trẻ em mắc nên tỷ lệ tăng.

Thực tế, GS Khoa cho biết ông gặp rất nhiều cháu bé bị viêm dạ dày sớm mà ngày xưa không gặp. Có cháu bé mới vài tuổi đã loét dạ dày mà những vết loét sâu tưởng chừng chỉ có ở người lớn.

Nguyên nhân do đâu?

Theo GS Khoa nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ do áp lực như người lớn chỉ một phần.

Có một bệnh nhân GS Khoa điều trị cháu bé ăn uống vô tội vạ chỉ ăn đồ ăn nhanh, nước ngọt và dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng quá tải dẫn tới viêm dạ dày.

GS Mai Trọng Khoa.
GS Mai Trọng Khoa.

Đặc biệt, không hiếm cháu bé được cha mẹ cho tiền ăn sáng không ăn mà mua đồ ăn vặt ăn thay thế các thực phẩm chua, cay, mặn, ngọt đủ cả.

"Do xu hướng phát triển của xã hội, bố mẹ công nghiệp hoá không ai quan tâm tới con mà cho con ăn fastfood, sự kiểm soát giáo dục của gia đình và bố mẹ ít. Công nghiệp hoá trong thực phẩm thức ăn nhanh, chiên rán nhiều cũng là yếu tố làm tăng tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ", GS Khoa cho biết.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu gần đây, ngày càng thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ mắc bệnh, tần xuất tái phát viêm loét dạ dày-tá tràng với tình trạng nhiễm HP.

Đường nhiễm HP chủ yếu qua con đường ăn uống. Ngoài ra, còn đường chất nôn, đư­ờng dạ dày. Tỉ lệ nhiễm liên quan đến vệ sinh môi tr­ường và ăn uống. Trong khi đó, trẻ nhỏ học bán trú cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn này khiến tình trạng viêm loét dạ dày nhiều hơn.

Khi trẻ bị viêm loét dạ dày phải điều trị triệt để giảm nguy cơ thủng dạ dày cũng như hẹp môn vị (yếu tố có thể dẫn tới ung thư dạ dày).

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 57 phút trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 9 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Top