Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa hè, trăm mối lo tai nạn thương tích trẻ em

Thứ tư, 08:00 14/06/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngày hè, trẻ nghỉ học nên được bố mẹ đưa về quê chơi hoặc anh chị em tự trông nhau. Do bố mẹ không thể sát sao trông coi con nên hè cũng là dịp thường có rất nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ.

BS Nguyễn Thống thăm khám một bé gái ở Hà Nội bị bỏng khi vừa nghỉ hè. Ảnh: T.Nguyên
BS Nguyễn Thống thăm khám một bé gái ở Hà Nội bị bỏng khi vừa nghỉ hè. Ảnh: T.Nguyên

Người lớn bất cẩn, con trẻ gặp tai nạn thương tâm

ThS.BS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, mỗi năm, Khoa tiếp nhận từ 1.100 - 2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè. Trong đó, có những trường hợp rất thương tâm.

Điển hình như trong tháng 5 vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp bé L.B.V (2 tuổi, ở Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho, suy hô hấp, nôn nhiều, đau bụng... Theo chia sẻ của gia đình, khi phát hiện bé uống một chai nước nghi hóa chất nhặt được ngoài đường, gia đình vội đưa bé đến cơ sở y tế địa phương sơ cứu, rồi chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Thăm khám và xét nghiệm phát hiện cháu bị chảy máu đường tiêu hóa. Các bác sĩ nghi ngờ bé uống phải hóa chất là ngộ độc thuốc diệt cỏ.

Một trường hợp khác ở Hà Nội là bé P.P.T (3 tuổi) được gia đình đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nôn, ho liên tục, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa vì đã uống một lượng lớn dầu vào bụng và có dấu hiệu viêm phổi. Theo người nhà bệnh nhi, trong lúc tự chơi một mình, không có người lớn giám sát, khi khát nước, cháu đã lấy một chai đựng chất lỏng ở bên cạnh để uống, rất không may chai này lại chứa toàn dầu hỏa.

Tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa cho biết, cứ đến hè là Khoa Bỏng luôn trong tình trạng kín chỗ, 60-70% bệnh nhân nằm viện là trẻ nhỏ. “Nếu trong năm học, thường xuyên trẻ dưới 1,5 tuổi nhập viện vì bỏng, thì đến ngày hè, trẻ ở tuổi lớn hơn (tiểu học) lại hay bị bỏng. Các cháu thường bị bỏng nhiệt (nước sôi, cồn...), bỏng điện (sờ vào các dây điện hở, các thiết bị hở điện…). Khoa mới tiếp nhận một bé trai 10 tuổi (ở Hà Nội) bị bỏng cồn. Khi bố nướng mực ăn liên hoan, do không để ý con đứng gần đó đã “hứng” ngay lửa cồn táp vào toàn thân”, BS Nguyễn Thống cho biết.

Tương tự, tại Khoa Nội soi (Bệnh viện Nhi Trung ương), BS Phan Thị Hiền chia sẻ, Khoa thường xuyên tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện do hóc dị vật, thậm chí có tuần tới 4-5 trường hợp. Dị vật thường là đồng xu, đồ chơi, cúc áo, hạt vòng, viên bi… Cá biệt, có một số trường hợp trẻ còn nuốt cả những vật sắc nhọn như: Đinh vít, dây xích, mẩu nhựa đồ chơi… dễ gây thủng thực quản. Những trường hợp này đều là các trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi đang độ tò mò, thích khám phá mọi sự vật xung quanh. Khi người lớn bất cẩn, không giám sát các bé là dễ xảy ra tai nạn.

Báo động đuối nước trên cạn

Cũng theo BS Lê Ngọc Duy, vào mùa hè trẻ thường thích đi bơi. Đây cũng là thời điểm số trẻ cấp cứu do đuối nước tăng lên. Đuối nước thường xảy ra rất nhanh, nếu phát hiện muộn, rất khó cứu hoặc cứu được cũng để lại di chứng ở não, hệ thần kinh hoặc sống thực vật. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong gia đình như lu, vại, bể chứa nước, bồn tắm… cũng là những mối hiểm họa. Mới đây, bệnh viện tiếp nhận trường hợp bé gái N.N.T (8 tuổi ở Hà Nội) tử vong vì đuối nước khi tắm bồn.

Đặc biệt, thời gian gần đây, các bác sĩ cảnh báo tình trạng cấp cứu đuối nước trên cạn. Có thể hiểu là trẻ bị đuối nước nhưng không ở ngay trong môi trường nước, mà sau khi rời môi trường này. Đuối cạn xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống. Sau những cơn ho sặc, trẻ tưởng như không sao và trở lại vui chơi, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nhiều giờ sau, cha mẹ có thể quan sát thấy biểu hiện khó thở, đau tức ngực, ho, mệt lả, khò khè, bóng nước trong miệng. Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ bên trong phổi, ban đầu chưa biểu hiện triệu chứng nhưng về sau, phổi bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não. Nếu sau khi trẻ có vui chơi dưới nước trong ngày, phát hiện những triệu chứng trên, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới phòng cấp cứu, bởi thời gian là yếu tố rất quan trọng trong điều trị đuối cạn, nhất là để can thiệp nội khoa khi trẻ phù phổi.

Đề cập đến tai nạn do hóc dị vật, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), khi hóc dị vật đường thở sẽ dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Trong vòng 3 - 4 phút, trẻ sẽ bị chết não và quá 10 phút không thể cứu chữa. Do đó, khi phát hiện trẻ hóc dị vật, ngay lập tức cho nạn nhân nằm sấp dọc trên một tay của người lớn (nếu trẻ nặng thì đặt lên chân), giữ cổ thẳng, để đầu chúc xuống, vỗ giữa lưng (chỗ giữa 2 xương bả vai) khoảng 5 cái để tạo áp lực lồng ngực, kích thích ho nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Còn khi trẻ ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo liên tục kể cả trên đường đến bệnh viện. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tuyệt đối lưu ý, không dùng tay móc dị vật trong miệng vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, thậm chí khiến trẻ ngừng thở ngay lập tức. Không được đặt trẻ nằm ngửa, vuốt xuôi ngực vì dị vật sẽ rơi vào sâu hơn, thậm chí vào phổi.

Tai nạn thương tích hoàn toàn có thể phòng tránh được, trong đó, vai trò của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ hết sức quan trọng. Các bậc phụ huynh không nên để trẻ đến gần những nơi nguy hiểm như: Bếp than, lò sưởi và các thiết bị điện. Mặt khác, trẻ nhỏ thường hiếu động, thích leo trèo. Vì thế, cầu thang phải có lan can, cửa sổ, ban công phải có rào chắn bảo vệ. Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh kính vỡ… hoặc các vật nhỏ dễ gây hóc như cúc áo, đồng xu, viên bi, đỗ, lạc….

BS Lê Ngọc Duy

(Bệnh viện Nhi Trung ương)

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 22 phút trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 9 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Top