Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số thuốc không thể thiếu khi đi chơi Tết

Thứ tư, 20:26 15/01/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sự đảo lộn sinh hoạt hay những chuyến đi về quê, chơi xa trong dịp Tết nguyên đán sẽ khiến cơ thể khó thích nghi, đặc biệt là trẻ em. Bạn hãy chuẩn bị sẵn trong nhà một số loại thuốc dưới đây để cả nhà yên tâm du xuân.

1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ. Thuốc có nhiều dạng dùng như : dạng gói bột, dạng viên hoặc dạng viên tọa dược. 

Liều dùng có thể được tính như sau: 10 – 15 mg thuốc cho mỗi kí lô cân nặng. Ví dụ: trẻ nặng 10 kg có thể dùng lượng thuốc từ 100 – 150 mg. Nếu trẻ còn sốt hoặc đau có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ, ngày dùng không quá 4 lần.

Một số thuốc cần chuẩn bị khi đi chơi Tết - Ảnh 1.

Nếu nhà có trẻ em, bạn luôn cần có thuốc giảm đau hạ sốt dự phòng. Ảnh minh họa

2. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ vào dịp Tết. Khi trẻ ăn nhiều bánh mứt hoặc các thức ăn chế biến sẵn để lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, ói …

Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một cách giúp tống hết chất độc trong cơ thể ra ngoài do đó tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Do tiêu chảy và nôn ói làm cho trẻ mất nước nhiều nên cần chuẩn bị một số dung dịch bù nước ở dạng gói bột như Hydrite và Oresol giảm thấm thấu (khác với Oresol cũ có độ thẩm thấu cao, 1 gói pha với 1 lít nước). Mỗi gói này pha với 200ml nước chín, cho trẻ uống bù từ 30 – 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay ói. Bạn cũng có thể lựa chọn loại dung dịch bù nước và muối dạng pha sẵn có bán trên thị trường.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm một loại men tiêu hóa, giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột cho bé.


Một số thuốc cần chuẩn bị khi đi chơi Tết - Ảnh 2.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ vào dịp Tết. Ảnh minh họa

Nếu sau 2-3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiện thuyên giảm hoặc bệnh trở nặng hơn, nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị táo bón, bạn có thể chuẩn bị thuốc bơm vào hậu môn. Thuốc có tác dụng bôi trơn và làm mềm phân.

3. Thuốc trị dị ứng

Cần chuẩn bị thêm một số thuốc chống dị ứng như: chlopheniramin, polaramin trong trường hợp trẻ bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ , hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.

Một số thuốc cần chuẩn bị khi đi chơi Tết - Ảnh 3.

Thuốc trị dị ứng đề phòng trẻ dị ứng thức ăn hoặc côn trùng cắn. Ảnh minh họa

4. Thuốc chống say tàu, xe

Với những bé bị say tàu xe, có thể chuẩn bị thêm thuốc chống say tàu xe. Nên cho bé dùng trước khi lên xe ít nhất 30 phút. Các thuốc trên đều không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra nên mang theo một số thuốc dùng ngoài như: sát trùng ngoài da, nước ôxy già, bông băng, nhiệt kế, thuốc nhỏ mắt và mũi Natri Clorua 0,9%.

DS Thu Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 18 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top