Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Mổ xẻ” bài thuốc từ lá cây rừng giúp đánh tan sỏi thận trong một tháng

Thứ bảy, 07:57 11/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều năm nay, ông Nguyễn Minh Chu (82 tuổi, trú thôn Tiền Đình, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) được mệnh danh là “dũng sĩ diệt sỏi thận” bởi biệt tài chữa trị căn bệnh khó chịu này.

 

Ông Chu chia sẻ loại nước thuốc gia truyền giúp đánh tan sỏi thận trong thời gian ngắn.

 

Theo những lời truyền miệng, ông Chu chưa bó tay trước trường hợp bệnh nhân sỏi thận nào. Để “mục sở thị” bài thuốc cũng như cách chữa trị của vị lương y này, PV báo GĐ&XH đã lên đường tìm về huyện miền núi Tân Yên.

Kỳ công chế biến bài thuốc 20 vị

Chúng tôi tìm đến nhà lương y Chu vừa lúc ông đi thăm khám cho một bệnh nhân xã bên trở về. Trong ngôi nhà ba gian cũ kỹ, tài sản không có gì đáng giá ngoài chiếc ti vi sờn cũ. Nhưng với ông Chu, quý giá nhất là những tấm bằng khen của Đảng, Nhà nước trao tặng, được treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà: Huân chương Kháng Chiến hạng Nhì, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Đoàn 559…và vinh dự nhất là bằng khen Dũng sĩ diệt Mỹ. “Nhà tôi có nghề bốc thuốc lâu đời. Sau ngày giải ngũ, tôi trở về quê hương tiếp nối truyền thống cha ông. Ngày trước, em trai tôi cũng theo nghề này. Nhưng người ta thường nói “bốc thuốc theo tay”, thấy bốc thuốc cho người bệnh không hiệu quả nên em tôi bỏ giữa chừng. Vậy là mấy anh em chỉ tôi còn giữ được nghề gia truyền”, ông Chu mở đầu câu chuyện.

Ông Chu cho biết, bài thuốc trị sỏi thận lưu truyền trong gia đình đến nay đã 3 đời. Ông nhớ lại: “Năm 14 tuổi, tôi đã được cha cho đi rừng hái thuốc cùng. Tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa sỏi thận cũng từ ngày đó. Lớn lên chút nữa, tôi được giao làm các công việc hái lá, rửa lá và giã. Do được tiếp xúc và học nghề sớm, tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc một cách thuần thục. Tuy nhiên cũng phải đến khi sắp qua đời, cha mới truyền lại nghề cho tôi. Với bài thuốc chữa sỏi thận này, tôi chưa “đầu hàng” trường hợp nào”.

Nhiều năm bốc thuốc chữa bệnh, ông Chu luôn tâm niệm: Chữa bệnh cứu người để tu nhân tích đức cho con cháu, chứ không phải vì mục đích lợi nhuận. Ông không thể nhớ đã có bao nhiêu bệnh nhân ở mọi miền đất nước tới tìm mình. Tiếp chúng tôi, ông Chu vẫn luôn tất bật bởi các bệnh nhân gọi điện thoại, người xin tư vấn, người hẹn đến nhà lấy thuốc.

Theo ông Chu, bệnh sỏi thận không trừ một ai nhưng tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thường cao hơn nam giới. “Đối với phụ nữ, bệnh sỏi thận bên phải rất nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân vẫn đang loay hoay tìm cách điều trị dứt điểm, kể cả phẫu thuật cắt bỏ nhưng bệnh tình vẫn tái phát và chi phí tốn kém. Biểu hiện của bệnh sỏi thận là đau từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng rồi lan ra bụng và xuống bụng dưới. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Tùy nước tiểu bị tắc nhiều hay ít mà sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau”, ông Chu phân tích.

Dựa trên hiểu biết này, ông Chu sử dụng bài thuốc gia truyền gồm 20 vị, đều là các loại dược liệu hái trên rừng, để điều trị cho người bệnh. Trong đó, các vị chính có thể kể đến như: Cây bông hạc, cây mã đề, lá cau, chắt chuyền, cỏ xước, nha đam, lá tre, lá chu me, lá ngót… Đặc biệt trong bài thuốc này, ông sử dụng trực tiếp lá tươi kết hợp với vài loại lá phơi khô, chứ không sao vàng hạ thổ như hầu hết các bài thuốc Nam khác. Lá thuốc sau khi hái về được ông rửa sạch, để ráo nước rồi đem vào giã cối. “Lá phải giã bằng tay thì mới tạo được bột, chứ xay bằng máy thì không hiệu quả. Mỗi mẻ phải giã tán trong khoảng 15 phút, lọc rồi  pha chế với 1,5 lít nước sôi để nguội. Thuốc này uống trong ngày, thay cho nước lọc. Để dễ uống và bảo quản được lâu, người bệnh có thể cho vào tủ lạnh”, vị lương y cho biết. Ông Chu lý giải, thuốc của ông có công dụng bào mòn sỏi, khiến sỏi đi ra theo đường nước tiểu, giúp thận khỏe để đẩy sỏi ra ngoài.

 

Cây mã đề - một trong 20 dược vị của bài thuốc.

 

Lạ kỳ cách tìm và bảo quản thuốc

Thông thường, cây dược liệu dùng khi còn tươi sẽ không tránh được việc có mùi, khó uống. Tuy nhiên với bài thuốc gia truyền của mình, ông Chu khẳng định không có hiện tượng này. Để chứng minh, ông dẫn chúng tôi xuống tủ lạnh - “kho” bảo quản thuốc của gia đình và rót cho chúng tôi một cốc thuốc uống thử. Quả thật, nước thuốc xanh trong, vị ngọt mát và rất dễ uống. Ông Chu cho biết, đối với những người không bị bệnh, uống thuốc của ông cũng rất tốt. Bởi thuốc có tác dụng giải độc, giúp thận khỏe, phòng trừ bệnh sỏi túi mật hay viêm cầu thận.

“Có những bệnh nhân bị nhẹ thì sáng uống thuốc, chiều đã ra sỏi. Có trường hợp sốt ruột muốn sỏi ra ngay, tôi bảo: “Có thể làm được nhưng rất nguy hiểm”. Người bệnh nên kiên trì uống thuốc để sỏi bị bào mòn và đào thải ra ngoài từ từ. Với sỏi kích thước khoảng 1 - 2 ly, bệnh nhân chỉ uống thuốc nửa tháng là khỏi. Loại sỏi nặng 4 - 5 ly, bệnh nhân phải uống hết 10 chai thuốc nước (mỗi chai 1,5 lít) nhưng lâu nhất cũng chỉ 1 tháng là sỏi ra”, vị lương y khẳng định. Về quá trình sử dụng thuốc, ông Chu lưu ý: “Người bệnh dùng thuốc phải dùng liên tục, tùy mức độ nặng nhẹ. Song không cần kiêng khem khổ sở, ngoại trừ rượu bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra, người bệnh nên ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày) nhưng không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày”.

 

Thư cảm ơn các bệnh nhân gửi về cho ông Chu sau khi khỏi bệnh.

 

Một điều đặc biệt nữa trong bài thuốc của ông Chu là sự kết hợp giữa tâm linh và cây thuốc. Ông cho biết: “Tôi lấy lá thuốc ở núi Ao Giời, núi Hóp. Khi đi hái thuốc, nếu ra khỏi cổng mà gặp người thì tôi sẽ quay về rồi đi lại. Có cây, tôi cắt ngọn, có cây cắt cả gốc. Có loại lá tôi chỉ được lấy vào lúc 5h sáng, có loại lấy vào lúc chiều tối khoảng 17h. Lấy lá thuốc cũng cần “hợp tay” và trong quá trình giã thuốc, người bệnh có thể ngồi xem thoải mái nhưng không được nói gì. Nếu nói thì thuốc sẽ bị mất tác dụng”. Chia sẻ với chúng tôi, chị Phùng Thị Hồng (thôn Đồng Giai, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, Bắc Giang), một bệnh nhân của ông Chu cho biết: “Tôi bị sỏi thận hành hạ rất khổ sở nhưng khi uống thuốc của ông Chu thì thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Đến nay, tôi đã uống hết 10 lít nước thuốc của ông và khỏi bệnh. Thuốc dễ uống vì mùi thơm, mát của cây cỏ. Sau khi khỏi, tôi vẫn lấy thuốc về uống thay nước để phòng bệnh tái phát”.

Về bài thuốc trị sỏi thận của ông Chu, lương y Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y Thành phố Hà Nội cho biết: “Bệnh sỏi thận là một trong những căn bệnh nhiều người mắc phải. Lời khuyên tốt nhất cho các bệnh nhân vẫn là khi bị bệnh hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa và kê đơn thuốc theo bệnh. Y học cổ truyền ghi nhận có nhiều cây thuốc Nam có tác dụng tăng cường chức năng thận, đẩy sỏi ra ngoài hoặc làm tan sỏi. Một số thành phần chính trong bài thuốc của ông Chu cũng có hiệu quả nhất định đối với bệnh nhân sỏi thận. Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu... Mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, người bệnh có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu. Rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ… Tuy nhiên, đối với thuốc Nam chỉ nên sử dụng đối với những người có sỏi nhỏ, bệnh nhẹ”.

B: Ngoài sỏi thận, ông Chu còn có biệt tài chữa rắn cắn. Theo ông Chu, người chết vì rắn cắn là đáng thương nhất, vậy nên những trường hợp không may bị rắn cắn ông chỉ chữa làm phúc. “Người đi rừng, nếu bị rắn cắn, lấy cây quỷ xạ chữa là hết độc. Trước hết băng chặt phần trên vết thương lại cho máu độc không lan rộng, sau đó đem thái hoặc giã lá quỷ xạ, lọc lấy nước rồi cho bệnh nhân uống. Đặc biệt, có cách chữa mẹo mà bố tôi truyền lại, đó là lấy vài sợi tóc, vò rối lại và đánh trực tiếp vào vết thương bị rắn cắn. Cách này có tác dụng loại bỏ nọc độc của rắn”, ông Chu cho hay.

Minh Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 32 phút trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 48 phút trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 20 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Top