Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ 35 tuổi, sinh bé vài tuần đã bắt đầu mãn kinh: Nguyên nhân đằng sau là cả một câu chuyện đau lòng

Thứ tư, 15:00 22/05/2019 | Sống khỏe

Mang thai ở tuần thứ 35, khi đại tiện thấy ra máu, cô đã nghĩ là mình bị trĩ nên đã đi khám. Nhưng kết quả còn kinh khủng hơn như vậy rất nhiều.

Kết quả sinh thiết cho thấy, Sima Davarian (sống tại Plymouth, Anh Quốc) bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Chỉ 5 ngày sau chẩn đoán chấn động đó, Sima đã sinh hạ con gái Mathilda bằng phương pháp sinh mổ.

Bác sĩ dành cho Sima vài tuần để hồi phục trước khi bước vào hóa trị, xạ trị và phẫu thuật cắt bỏ ruột, sử dụng hậu môn nhân tạo.

Sami kể: "Lần khám thứ hai, Sami cùng tới gặp bác sĩ với chồng cô, Michael. Và điều tồi tệ nhất đã xảy ra: cô được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.

Nó như thể nút tạm dừng cho cuộc đời khi bạn lắng nghe những lời ấy. Tất cả chúng tôi đều chết sững, bác sĩ và y tá của tôi cũng vậy. Chồng tôi bật khóc và tôi có cảm giác lòng dạ trĩu nặng.


Chỉ 5 ngày sau chẩn đoán chấn động đó, Sima đã sinh hạ con gái Mathilda bằng phương pháp sinh mổ.

Chỉ 5 ngày sau chẩn đoán chấn động đó, Sima đã sinh hạ con gái Mathilda bằng phương pháp sinh mổ.

Bác sĩ nói với tôi rằng, ở tuổi tôi mà bị ung thư đại trực tràng là hiếm gặp lắm. Hơn nữa, cho tới khi tôi sinh bé thì không thể tiến hành thêm bất cứ xét nghiệm nào".

Mặc dù đã không còn ung thư, xạ trị lại gây ra hiện tượng mãn kinh sớm và điều này đồng nghĩa với việc Sami không thể có thêm bất cứ em bé nào.

"Như thế thật khủng khiếp nhưng chúng tôi biết làm như vậy là tốt nhất cho tôi. Bởi tôi còn quá trẻ. Bác sĩ muốn chắc chắn ở mức cao nhất rằng, ung thư sẽ không thể quay trở lại. Đối với tôi, vẫn là quá khó để tách bạch thực tế mình vừa là một bệnh nhân vừa là một phụ nữ mới được làm mẹ", cô ngậm ngùi.

Tuy nhiên, sau đó, bác sĩ tiếp tục phát hiện tế bào ung thư trong hạch bạch huyết của Sami. Bà mẹ 1 con buộc phải trải qua 4 đợt hóa trị nữa. 3 năm sau, bệnh ung thư vẫn chưa trở lại. Nhưng xạ trị đã tấn công buồng trứng của Sami, khiến cô bị mãn kinh sớm.


3 năm sau, bệnh ung thư vẫn chưa trở lại. Nhưng xạ trị đã tấn công buồng trứng của Sami, khiến cô bị mãn kinh sớm.

3 năm sau, bệnh ung thư vẫn chưa trở lại. Nhưng xạ trị đã tấn công buồng trứng của Sami, khiến cô bị mãn kinh sớm.

Kể từ tháng 5/2016, Sami phải thực hiện liệu pháp hormone thay thế để bù đắp cho lượng oestrogen hao hụt.

Bất chấp các cơn bốc hỏa, tình trạng mệt mỏi, tâm trạng kém, Sami vẫn nỗ lực để sống trọn vẹn cuộc sống bên chồng con.

Căn bệnh ung thư cũng giúp Sami Davarian thêm trân trọng những gì mình đang có: "Cảm giác tủi thân lắm chứ khi bạn phải đứng trước vấn đề sinh tử ở tuổi còn quá trẻ như vậy. Tôi thực sự cảm thấy mình thêm mạnh mẽ khi cố gắng vượt qua mọi chuyện và giờ đây, tôi càng nâng niu những gì mình có. Đó là gia đình và bạn bè tôi".

Bất chấp các cơn bốc hỏa, tình trạng mệt mỏi, tâm trạng kém, Sami vẫn nỗ lực để sống trọn vẹn cuộc sống bên chồng con.

Bà mẹ 1 con cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình để góp phần nâng cao nhận thức về bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt với những người trẻ: "Tôi vẫn nhớ cảm giác mình là người duy nhất dưới 40 tuổi bị ung thư đại trực tràng. Nhưng nó có thể và thực sự có thể tấn công những người trẻ tuổi. Quan trọng là loại bỏ định kiến về nó để học cách trò chuyện cởi mở về những điều tế nhị".

Điều trị ung thư có thể dẫn tới hiện tượng mãn kinh?

Một số biện pháp điều trị ung thư có thể khiến người phụ nữ bắt đầu giai đoạn mãn kinh trước năm 45-55 tuổi - thời điểm phần lớn phụ nữ mãn kinh.

Được biết tới với tên gọi mãn kinh khởi phát do điều trị bệnh, hiện tượng này xảy ra thông qua việc loại bỏ cả hai buồng trứng, hóa trị, xạ trị hay các biện pháp điều trị liên quan đến hormone.

Trường hợp cả 2 buồng trứng bị cắt bỏ, mãn kinh khởi phát do điều trị bệnh sẽ là vĩnh viển bởi cơ thể người phụ nữ không còn khả năng sản sinh oestrogen.

Trong khi đó, khả năng hóa trị gây ra mãn kinh nhìn chung tuỳ thuộc vào tuổi của người phụ nữ.

Nếu một phụ nữ chỉ còn vài năm nữa là đến tuổi mãn kinh tự nhiên thì nguy cơ mãn kinh khởi phát do điều trị bệnh trở thành vĩnh viễn còn cao hơn.

Loại thuốc, liều lượng và thời gian điều trị cũng ảnh hưởng tới nguy cơ này.

Còn xạ trị có thể gây mãn kinh khởi phát do điều trị bệnh hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Một số biện pháp điều trị liên quan đến hormone cũng gây mãn kinh. Trong khi một số khác chỉ làm biểu hiện triệu chứng mãn kinh, ví dụ: bốc hỏa và một số thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Nguồn: Canadian Cancer Society

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top