Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Lời khuyên' bất ngờ của bố em bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại

Thứ tư, 09:34 24/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chuyện em bé 5 tháng ở Thanh Hoá sốc phản vệ với sữa ngoại khiến nhiều người lo lắng. Bố bé sau chuyện này đã khuyên nên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sỹ đã nói gì về lời khuyên này?

Lời "tự thuật" cứu con khỏi sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại

Mới đây, lời "tự thuật" hành trình cứu con khỏi sốc phản vệ do thức ăn của ông bố là dược sĩ ở Thanh Hoá khiến nhiều người giật mình lo lắng.

Bé L.T.M (5 tháng tuổi, Thanh Hoá) con anh thường ngày vẫn bú mẹ. Do điều kiện công việc khi mẹ đi công tác, sau một ngày lượng sữa vắt dự trữ không đủ nên gia đình cho bé uống thêm một loại sữa bột nhập khẩu để bé không bị đói.


Lọc máu cho em bé bị sốc phản vệ với thức ăn

Lọc máu cho em bé bị sốc phản vệ với thức ăn

Ngay sau khi uống sữa bột, bé M bắt đầu có dấu hiệu nổi mẩn đỏ như dị ứng, ban đỏ phát khắp người. Sau đó, trẻ nôn ra sữa và tím tái các đầu ngón tay, ngón chân.

Hoảng hốt, gia đình đưa ngay bé vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốc phản vệ và xử lý nhưng bệnh nhân đáp ứng kém. Sử dụng các thuốc như adrenalin để tiêm nhưng không được, sau đó phải chuyển qua truyền, sử dụng thuốc vận mạch… nhưng trẻ suy tim nặng, suy đa tạng…

Khi tới Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài việc hỗ trợ hô hấp, các bác sĩ tiếp tục sử dụng thuốc điều trị chủ chốt chống sốc phản vệ là adrenalin tiêm tĩnh mạch, thuốc vận mạch khác phối hợp, chăm sóc, cấp điện giải… nhưng không có dấu hiệu cải thiện.

Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu liên tục. Sau 6 ngày điều trị, trẻ mới ổn định và được xuất viện.

Đây là một trong số những bệnh nhi sốc phản vệ với thức ăn, chiếm từ 1-10% trong tổng số các dạng sốc phản vệ ở trẻ. TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, sốc phản vệ ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều con đường và các nguồn khác nhau: đường tiêm truyền, tiếp xúc, ngửi hít hay côn trùng đốt…

Các loại thức ăn thường gặp nhất trong phản ứng, dị ứng ở trẻ là trứng, sữa, lạc. Bên cạnh đó còn có các loại hạt, lúa mì, lúa mạch hay hải sản như tôm, cua, ốc, hến…

Điều đặc biệt là sau bài chia sẻ trên mạng xã hội, ông bố ở Thanh Hoá cho rằng phải chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện.

Bác sỹ nói gì về lời khuyên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà của ông bố dược sỹ?

Điều này không chỉ khiến nhiều phụ huynh hoang mang bởi không phải ai cũng có thể tự tiêm cho trẻ. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng đây là quan điểm sai lầm.

"Adrenalin là thuốc được bán theo đơn và phải được đào tạo khi sử dụng" - TS Tuấn cho hay.

Phân tích thêm, BS Tuấn cho biết, việc phân biệt, xác định trẻ có phải sốc phản vệ hay không để điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế cũng không phải là điều đơn giản ngay với cán bộ y tế.

Hơn nữa, adrenalin nếu tiêm không đúng liều sẽ gây tác dụng phụ như mạch nhanh, rối loạn nhịp tim… có thể dẫn tới tử vong.

Để có thể hạn chế tối đa các nguy cơ dị ứng, phản vệ với thức ăn, BS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo cần chú trọng nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ nhỏ là sữa mẹ. Sau 6 tháng, trẻ được ăn dặm.

Lưu ý, nên cho trẻ ăn ít, thăm dò xem trẻ có dung nạp không. Các dị ứng thức ăn có thể có từ các biểu hiện nhẹ: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, phát ban tới các biểu hiện nặng hơn là rối loạn đường hô hấp như khó thở, khò khè, thở rít, tiếp đó là các dấu hiệu sốc phản vệ…

Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường thì cần ngừng sử dụng ngay loại thực phẩm đó và đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem trẻ có dị ứng với thức ăn đó hay không.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 28 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Top