Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không khí bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thứ năm, 11:00 28/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo thông tin được đăng tải trên website Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vào chiều 26/4, chỉ số quan trắc chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội, đo tại thời điểm 16h ngày 26/4 cho thấy, đang là 143 AQI - không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm nếu ở mức này trong 24 giờ theo chương trình quan trắc chất lượng không khí của Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Người dân khi ra đường nên bịt khẩu trang, đeo kính, mặc quần áo dài tay để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Chí Cường
Người dân khi ra đường nên bịt khẩu trang, đeo kính, mặc quần áo dài tay để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Chí Cường

Không khí không lành mạnh?

Theo đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã lắp đặt một thiết bị quan trắc chất lượng không khí để đo các phần tử trong không khí kích cỡ 2,5 PM (một chỉ số về chất lượng không khí) tại tòa nhà Đại sứ quán (số 7 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại sứ quán Hoa Kỳ đang trong giai đoạn đầu phát triển chương trình Quan trắc Chất lượng Không khí này. Trong giai đoạn này, Đại sứ quán Hoa Kỳ sẽ chỉ có thể cung cấp số liệu trung bình 24 giờ của chỉ số chất lượng không khí (AQI), cũng như thông báo nhanh hàng ngày về AQI lúc 7h sáng và đưa số liệu lên mạng trong giờ làm việc thông thường của Đại sứ quán.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng, việc phân tích số liệu trên toàn thành phố không thể được thực hiện dựa trên số liệu từ một thiết bị quan trắc duy nhất. Số liệu này cung cấp về chỉ số chất lượng không khí chính xác tại khu vực gần Đại sứ quán.

Trên trang aqicn.org, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội đo vào thời điểm 15h chiều 26/4 ở mức 143 AQI (trong ngưỡng 101 - 150 AQI) cho thấy, những người thuộc nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng về sức khỏe. Công chúng nói chung có thể không bị ảnh hưởng). Tại TPHCM là 46 AQI, còn tại Đà Nẵng là 26 AQI - tức là chất lượng không khí được cho là thỏa đáng, ô nhiễm không khí đem lại rất ít hoặc không có rủi ro nào.

Đáng nói, chỉ số này ở Hà Nội sắp tiệm cận với Bắc Kinh (Trung Quốc) - một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm môi trường nhất trong khu vực châu Á. Thậm chí, chỉ số của Hà Nội còn cao hơn cả Thủ đô New Delhi (Ấn Độ) – thành phố có mức độ ô nhiễm nhất thế giới (theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015). Lúc 14h ngày 26/4, AQI tại New Delhi là 109. Tại Bắc Kinh, chỉ số AQI đo tại thời điểm 17h ngày 26/4 là 167, tương đương với việc mọi người dân nơi đây bắt đầu bị tác động về sức khỏe; những người thuộc nhóm nhạy cảm có thể gặp phải những tác động sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Phòng tránh bằng cách nào?

Chiều 26/4, BS Nguyễn Duy Thuỵ - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trong vài năm gần đây, số lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng đã khiến cho mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường. Điều đáng nói là nhiều phương tiện cũ nát, quá hạn sử dụng vẫn tham gia giao thông, không chỉ đe dọa đến sự an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí của các đô thị, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Bởi vì quá trình cháy của động cơ thực tế sinh ra các chất độc nguy hiểm như: CO, CO2, SO2, bụi hữu cơ…

Cụ thể, SO2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh. Khi hít thở phải khí SO2, tùy mức độ sẽ ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen… Còn nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như: Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp gây đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối loạn cảm giác... đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Còn tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng…

Chính vì vậy, theo BS Nguyễn Duy Thụy, để bảo vệ sức khỏe, khi ra đường, người dân nên bịt khẩu trang, đeo kính, mặc quần áo dài tay. Khi về nhà cần phải vệ sinh khẩu trang hàng ngày, vệ sinh mắt, tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt, khi da bị trầy xước cần tránh tiếp xúc với khói bụi vì sẽ dễ bị nhiễm bụi, nhiễm độc hơn.

AQI là chỉ số đo lường chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này nhằm mục đích tạo mối liên hệ giữa chất lượng môi trường không khí và các tác động tới vấn đề sức khỏe, được chia thành 6 mức độ. Mỗi cấp độ thể hiện mức ảnh hưởng tới sức khỏe khác nhau.

Liên quan đến thông tin ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội, ngày 26/4, trả lời báo chí, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, thông tin phát hiện có thủy ngân độc hại bay lơ lửng trong không khí Hà Nội gây nguy hại cho con người là không đúng, gây hoang mang dư luận.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 11 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 13 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 15 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

Top