Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó nuốt - triệu chứng của bệnh nguy hiểm

Thứ sáu, 10:00 27/03/2009 | Sống khỏe

Đừng xem thường cảm giác đau khi ăn. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm.

Ảnh minh họa.

Khó nuốt không thể xem thường

Khó nuốt là hiện tượng thức ăn bị cản trở khi đi qua vùng miệng, hầu hay thực quản, gây cảm giác khó chịu, đau, rát và chán ăn. Ngay cả việc ăn các chất lỏng, mềm hay uống nước cũng trở nên khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đường kính thực quản ở người lớn có thể giãn đến 4cm để thức ăn đi qua. Nếu thực quản giãn ít hơn 1,3cm thì hiện tượng khó nuốt sẽ thường xuyên xảy ra. Sự tổn thương vùng hầu, miệng, thực quản cũng là nguyên nhân gây khó nuốt lúc ăn.
 
Đó là khi bệnh nhân mắc chứng viêm họng, apthose ở miệng (còn gọi là đẹn trăng), đai vòng hầu, viêm vòng niêm mạc thực quản dưới, viêm trong bệnh crohn.

Những tổn thương làm chèn ép bên ngoài thực quản như cứng khớp đốt sống, gai cột sống, bướu tuyến giáp, rối loạn thần kinh cơ gây liệt cơ cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho bệnh nhân trong quá trình ăn uống.

Dấu hiệu của nhiều bệnh khác

Nhiều người cho rằng mắc nghẹn khi ăn là điều bình thường, không cần chú ý. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, hiện tượng trên có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

Một trong những bệnh đó là viêm thực quản. Bệnh nhân cảm thấy vùng sau xương ức bị đau như có lửa đốt mỗi khi nuốt thức ăn.

Cơn đau có thể lan sang vùng cổ, lưng và chỉ giảm dần khi bệnh nhân đứng thẳng người lên. Ngoài ra, bệnh nhân thường có cảm giác chua và đắng miệng. Trường hợp nặng sẽ làm cho người bệnh bị co giật cục bộ do dịch ruột kích thích trào ngược lên.

Sa thực quản cũng gây nên hiện tượng khó nuốt. Bệnh này thường đi cùng với cảm giác đau lan toả từ phần bụng trên sang lưng, vai khi ăn. Nếu bệnh nhân nằm xuống, cơn đau càng nặng thêm.

Nguy hiểm hơn, khó nuốt còn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư thực quản, một bệnh hay gặp ở nước ta. Nam giới trên 40 tuổi rất dễ mắc phải bệnh này. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân bị tức đằng sau xương ức, nuốt khó hoặc bị nghẹn khi nuốt. Hiện tượng này diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và bệnh nhân có thể bị nôn mửa sau khi ăn.

Điều trị như thế nào?

Điều trị chứng khó nuốt chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh kết hợp với phương pháp nội khoa (dùng thuốc điều hoà hệ thần kinh thực vật) để giải quyết các rối loạn vận động thực quản, bảo đảm cho phản xạ nuốt diễn ra bình thường.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu cảm thấy khó chịu, có dấu hiệu khó nuốt trong quá trình ăn uống, bạn nên đi kiểm tra để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, tránh biến chứng về sau.
 
Theo Tiếp thị & Gia đình
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 37 phút trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 5 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bằng đôi bàn tay khéo léo, lương y Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) - thành viên của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc.

Top