Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, đừng làm điều này để khẩu trang không thành “ổ bệnh”

GiadinhNet – Từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng. Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, hãy nhớ 6 nguyên tắc sau.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: Từ ngày 16/3/2020, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng tập trung đông người như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...

Việc đeo khẩu trang là bảo vệ chính mình và để giảm thiểu nguy cơ lây cho người khác nếu chẳng may mình bị bệnh. Tuy nhiên, dùng khẩu trang có đảm bảo 100% không bị lây nhiễm hay không thì không. Nhưng nếu đeo khẩu trang không đúng cách còn phản tách dụng, thậm chí thành "ổ bệnh".

Khi bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, đừng làm điều này để khẩu trang không thành “ổ bệnh” - Ảnh 2.

Từ 16/3 bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của BS Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Việt Đức trên trang cá nhân, để khẩu trang không thành "ổ bệnh" hãy tránh những việc làm này:

1. Sờ tay thường xuyên lên khẩu trang

Khi đeo khẩu trang, mọi người thường thấy ngộp thở, mờ kính, ngứa ngáy khó chịu… Cùng với đó, thói quen đưa tay lên vùng mặt là bản năng mà ai cũng mắc. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bất cứ ai đều sẽ đưa tay lên vùng mặt ít nhất 10 lần trong 1 tiếng đồng hộ, tần suất vô cùng lớn. Trong thời gian đeo khẩu trang mọi người thay vì sờ lên mặt chúng ta lại hay sờ vào khẩu trang là làm mất đi tác dụng của khẩu trang.

2. Sờ vào mặt ngoài khẩu trang

Mặt ngoài của khẩu trang giống như tấm giáp ngăn không cho vi khuẩn, virus tiếp cận vùng mũi miệng - là cửa sổ tự nhiên để từ đó mầm bệnh xâm nhập vào họng - phổi và gây bệnh. Những gì chúng ta tiếp xúc sẽ được lưu lại ở bề mặt ngoài của khẩu trang biến nó thành "ổ bệnh". Nếu đưa tay lên sờ vào bề mặt ngoài khẩu trang mà không sát khuẩn tay ngay sau đó là vô tình đưa hết những gì bẩn nhất từ khẩu trang vào tay mình. Từ bàn tay, mọi người lại sờ lên mặt, phát tán vi khuẩn đi nơi khác…

Lúc này, mọi người cần tự ý thức để hạn chế đưa tay lên cùng mặt vì đó là thói quen mất vệ sinh nếu đôi bàn tay ta đang bẩn. Trước khi đưa tay lên vùng mặt hoặc sửa khẩu trang cần rửa tay, sát khuẩn tay nhanh. Sau khi sát khuẩn tay nhanh, luồn ngón tay của mình vào mặt trong của khẩu trang (vùng sạch) để chỉnh sửa khẩu trang.

3. Không vứt bỏ hoặc không giặt sau một ngày dùng

Nhiều người sau khi dùng khẩu trang 1 ngày để đi làm, tiếp xúc bao người nhưng về không vứt đi (loại dùng 1 lần) hoặc không giặt với xà bông sát khuẩn với khẩu trang vải mà lại treo lên, thậm chí đút vào trong túi áo quần rồi ngày mai tái dùng tiếp.

Điều này rất nguy hiểm vì sau một ngày dài nơi công cộng, khẩu trang lưu trên không biết bao nhiêu chất bẩn, hạt nước bọt của mọi người. Các loại virus, vi khuẩn sau một đêm có thể xâm nhập lên toàn bộ chiếc khẩu trang. Tốt nhất với khẩu trang dùng 1 lần bắt buộc bỏ vào thùng rác có nắp đậy và giặt với xà bông sát khuẩn với khẩu trang vải trước khi dùng lại.

4. Đeo khẩu trang để lộ mũi ra ngoài

Đây là điều rất nhiều người mắc. Như vậy tác dụng của khẩu trang gần như không còn vì mũi hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi, nước bọt nhỏ li tì từ người khác phóng ra.

Hay khi tháo bỏ khẩu trang vẫn dùng tay nắm vào mặt ngoài mà không nắm vào hai sợi dây bên tai. Sau khi tháo bỏ khẩu trang (để ăn trưa, để uống nước, để vứt đi…) chưa có thói quen rửa tay, sát khuẩn tay nhanh.

5. Xả khẩu trang không đúng chỗ

Hành động này vô tình sẽ biến khẩu trang thành "ổ bệnh" để lây lan cho cộng đồng nếu người đó mặc bệnh qua đường hô hấp hoặc COVID-19. Câu chuyện người bác sĩ "siêu lây nhiễm" tại khách sạn Metropole ở Hồng Kong trong dịch SARS 17 năm về trước là một ví dụ khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể bác sĩ ấy đã để lại "bệnh phẩm" trên lối đi của hành lang dãy phòng khách sạn và rất nhiều người vô tình đi qua rồi lây nhiễm.

6. Lạm dụng khẩu trang y tế

Trong giai đoạn dịch phức tạp này, mỗi người dân nên chuẩn bị cho chính mình ít nhất 2 hoặc 3 khẩu trang vải thay nhau sử dụng khi ra nơi công cộng và giặt sạch phơi khô sau mỗi ngày. Tuyệt đối không được để chúng qua đêm, tái dùng lại ngay. Mỗi khẩu trang chỉ có tác dụng dự phòng trong vòng 8 tiếng. Hơn nữa, không lạm dụng khẩu trang y tế vì tốn kém, ô nhiễm môi trường hay thành ổ bệnh khi xả chúng không đúng nơi quy định. Khẩu trang y tế nên ưu tiên cho tuyến đầu, nhân viên y tế và cho vùng cách ly.

Phương Thuận


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 11 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top