Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi 20, 30, 40, 50 và 60 tuổi, bạn cần làm những xét nghiệm sức khỏe quan trọng nào?

Thứ hai, 09:00 08/10/2018 | Sống khỏe

Ở từng độ tuổi có những nguy cơ mắc bệnh khác nhau mà chúng ta dễ dàng bỏ qua. Vì vậy, mọi người hãy đọc thông tin dưới đây để biết những loại xét nghiệm quan trọng và cần thiết.

1. Từ 20-29 tuổi

Bắt đầu với việc thiết lập thói quen kiểm tra sức khỏe

Khi bước đến độ tuổi 20, việc kiểm tra sức khỏe thường niên rất quan trọng, cần đảm bảo chỉ số huyết áp, chỉ số cơ thể (BMI) hay nồng độ cholesterol ở mức bình thường.

"Các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ là thời điểm để bạn có thể đặt những câu hỏi về các xét nghiệm, tầm soát nào là cần thiết", Anjali Kohli, bác sĩ Nội khoa tại bệnh viện Houston Methodist, Texas, Hoa Kỳ cho biết.

Tìm hiểm về tiền sử sức khỏe của gia đình

Dành thời gian để tìm hiểu thông tin về tiền sử sức khỏe từ các thành viên lớn tuổi như cha mẹ, ông bà…

"Lượng thông tin này giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan cho bản thân và bác sĩ về những vấn đề sức khỏe mà chính bản thân bạn có thể cần dự phòng ngay cả khi đang còn trẻ", Garth Graham, bác sĩ Tim mạch, chủ tịch của Aetna Foundation cho hay.

Nữ giới nên lên lịch hẹn với bác sĩ Phụ khoa

"Tuổi 21 là thời điểm bắt đầu một giai đoạn mới của nhiều người phụ nữ. Đây cũng là độ tuổi mà nữ giới nên bắt đầu những xét nghiệm thường niên như thăm khám vùng khung chậu và học cách tự kiểm tra tuyến vú", Sherry Ross, bác sĩ Sản phụ khoa, chuyên gia sức khỏe nữ giới ở Santa Monica, California, Hoa Kỳ cho biết.

Bà cũng lưu ý sự quan trọng của vấn đề tình dục an toàn và kiểm soát sinh sản, 2 vấn đề cần có sự tham vấn của bác sĩ sản phụ khoa. Lứa tuổi này cũng là lúc bắt đầu nên trao đổi với bác sĩ về những chuẩn bị cần thiết nếu như bạn dự định lập gia đình.

Nam giới nên bắt đầu tự kiểm tra tinh hoàn hằng tháng

Ung thư tinh hoàn phổ biến ở nam giới độ tuổi từ 15 đến 35, vì vậy việc bắt đầu tự kiểm tra cần thực hiện càng sớm, càng tốt.

Kiểm tra những bệnh lây qua tình dục

Cứ 2 người thì có 1 người tham gia hoạt động tình dục sẽ mắc nhiễm trùng lây qua đường tình dục vào năm 25 tuổi.

"Nếu bệnh lây qua đường tình dục không được chữa trị, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản và sức khỏe tổng thể", Marra Francis, bác sĩ Sản phụ khoa cho hay.

Đối với phụ nữ hoạt động tình dục, họ nên thực hiện xét nghiệm hằng năm hoặc khi có sự thay đổi bạn tình để phát hiện các bệnh lây nhiễm tình dục, bao gồm cả chlamydia và lậu cầu.

Bắt đầu khám mắt 2 năm/lần

Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo bắt đầu từ tuổi 18 đến 60 tuổi nhiều nhất là 2 năm cần kiểm tra mắt 1 lần. Điều này có thể giúp phát hiện các vấn đề không chỉ dừng lại ở thị lực.

"Bằng cách xác định những vấn đề về mắt và thị lực, hay các dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi những tổn thương không hồi phục có thể xảy ra về sau", chủ tịch Hiệp hội Samuel Pierce cho hay.

Luôn giữ lịch hẹn nha khoa

Việc 2 lần/năm đi khám nha khoa có thể không nằm trong kế hoạch của bạn lúc thời bé thơ. Tuy nhiên, đây là điều quan trọng khi trưởng thành. Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo tần suất vệ sinh thăm khám nha khoa cần được xác định bởi các cơ sở có nha sĩ.

2. Từ 30 – 39 tuổi

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Nếu bạn thấy có những triệu chứng không rõ nguyên nhân như thay đổi thói quen giấc ngủ, thay đổi cân nặng hay tâm trạng, đây là lúc tuyến giáp cần được thăm khám.

"Suy giáp có thể làm tăng cân và cường giáp có thể dẫn đến các bệnh tự miễn" Graham cho biết.

Ông cũng khuyến cáo những xét nghiệm về tuyến giáp nên thực hiện ở những người có độ tuổi trên dưới 35 tuổi và nếu các chỉ số bình thường thì vẫn cần kiểm tra lại mỗi 5 năm 1 lần.

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Cùng với việc xét nghiệm tế bào cổ tử cung, nữ giới từ 30 đến 65 tuổi cần thực hiện các kiểm tra virus HPV 5 năm/lần để giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

3. Từ 40-49 tuổi

Nội soi trực tràng

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo đối với những người có nguy cơ trung bình mắc ung thư trực tràng nên bắt đầu khám sàng lọc thường xuyên từ tuổi 45.

Một người được coi là không có nguy cơ cao về ung thư đại trực tràng khi không có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, bản thân đã từng bị viêm ruột (như bệnh Crohn) hay vùng bụng hoặc vùng chậu từng tiếp xúc nhiều với tia xạ trị để điều trị các loại ung thư khác từ trước.

"Nếu có người thân trong gia đình có tiền sử mắc ung thư trực tràng thì độ tuổi tầm soát sẽ sớm hơn tuổi 45" bác sĩ Tiêu hóa Glenn H. Engkander, trung tâm y tế tiêu hóa tại West Palm Beach, Florida, Mỹ cho biết.

Thường niên theo dõi huyết áp

Bác sĩ Graham cho biết "đây là lứa tuổi nhận thấy chỉ số huyết áp bắt đầu tăng". Điều này cần phải thực hiện đều đặn ở độ tuổi này việc duy trì một mức huyết áp khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ.

Lứa tuổi nguy cơ cao của bệnh tim mạch

Theo Trung tâm Dịch vụ dự phòng Mỹ, mọi người cần xét nghiệm theo dõi chỉ số lipid để giúp đánh giá nguy cơ tim mạch kể từ độ tuổi 40. Và đối với những người không có yếu tố nguy cơ tim mạch thì cần lặp lại ít nhất 1 lần trong 5 năm.

"Điều này giúp bác sĩ có thể ước lượng được nguy cơ và bắt đầu điều trị nếu cần thiết, như thay đổi lối sống hay sử dụng thuốc." Tzvi Doron, Giám đốc Y khoa tại Roman dịch vụ y tế cho nam giới, Mỹ.

Kiểm tra ung thư tuyến tuyền liệt

Nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 50. Nếu gia đình có tiền sử , bạn nên bắt đầu tầm soát từ khi bước sang tuổi 40 vì lúc này nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ cao hơn.

Việc kiểm tra bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt và thăm khám trực tràng để phát hiện bất kỳ bất thường nào trên tuyến tiền liệt.

Bắt đầu sàng lọc bệnh tiểu đường

Đối với những người ở độ tuổi 40 không có nguy cơ cao cần bắt đầu tầm soát đái thoát đường 3 năm/lần. Các yếu tố nguy cơ tiểu đường bao gồm thừa cân hoặc béo phì, có tiền sử gia đình mắc bệnh, có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.

4. Từ 50-59 tuổi

Bắt đầu chụp ảnh tuyến vú

Theo những nghiên cứu gần đây, phụ nữ nên bắt đầu tầm soát tuyến vú vào vào độ tuổi 50 và tiếp tục duy trì mỗi 2 năm sau đó. Cùng với đó, phụ nữ vẫn nên tiếp tục tự thăm khám vú mỗi tháng

Mãn kinh

Đây là những năm tháng mà hầu hết phụ nữ trải qua các triệu chứng của thời kì mãn kinh.

"Các dấu hiệu mãn kinh đa dạng và các xét nghiệm là không cần thiết. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bạn cần sớm thảo luận với bác sĩ về những lo lắng của mình để nhận được những thông tin chính xác và chuẩn bị cho các triệu chứng như nóng bừng, chảy mồ hôi đêm và tăng cân", Lisa Diggett, bác sĩ gia đình tại Texas, Mỹ cho hay.

Nếu các dấu hiệu này ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc gây phiền toái thì việc sử dụng thuốc hay điều trị có thể được cân nhắc, bao gồm cả liệu pháp sử dụng hormone thay thế dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn hút thuốc, hãy tầm soát ung thư phổi

Các hình ảnh CT phổi được khuyến cáo cho những người từ 55 đến 80 tuổi với quá trình hút thuốc ít nhất 30 năm (tương đương với hút thuốc một gói mỗi ngày trong 30 năm), những người đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm.

5. Trên 60 tuổi

Tiếp tục thực hiện các xét nghiệm hằng năm

Điều này bao gồm cả việc thăm khám bác sĩ mỗi năm và thực hiện các xét nghiệm tuyến vú, thăm khám nha khoa… Một điều cũng rất quan trọng đó là thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng để có thể có những điều chỉnh nếu cần thiết.

Kiểm tra mật độ xương

Theo James Gilbert, một chuyên gia về thể thao Trung tâm Chỉnh hình, phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên lên lịch kiểm tra mật độ xương để xác định các yếu tố nguy cơ và xác định xem họ có loãng xương hay không, một bệnh lý suy yếu xương dẫn đến gãy xương.

Cân nhắc lặp lại thử nghiệm này vài năm một lần.

Việc chủng ngừa viêm phổi bắt đầu ở tuổi 65

Các bác sĩ đề nghị hai loại vắc-xin viêm phổi cần tiêm chủng là vắc xin phế cầu khuẩn (PCV 13) và Vắc-xin phế cầu khuẩn Polysaccharide (PPSV23).

Viêm phổi có thể trở nên nghiêm trọng hơn và đôi khi cần phải phải nhập viện để điều trị hoặc gây tử vong khi cơ thể già đi.

"Tiêm chủng sớm là chìa khóa trong việc bảo vệ con người khỏi một căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người," Kohli cho biết.

Tăng cường khám mắt

"Một khi đến độ tuổi 60, số lượng các xét nghiệm sẽ tăng lên hàng năm", bác sĩ Pierce nói. Người lớn tuổi trở nên nhạy cảm hơn với các rối loạn thị lực như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 34 phút trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 8 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Top