Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hỏi đáp chuyên gia: Làm thế nào để phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?

Thứ sáu, 08:00 30/08/2019 | Sống khỏe

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) nếu được kiểm soát tốt sẽ không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, cả mẹ lẫn thai nhi đều có thể phải chịu những biến chứng khó lường.

Điều quan trọng nhất, theo PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) chính là tầm soát để phát hiện sớm và có các biện pháp kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Những tư vấn cụ thể của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức quan trọng phòng ngừa bệnh lý này.

Hỏi:

Thưa bác sĩ,

Tôi năm nay 28 tuổi, hiện đang đang mang bầu tuần 12. Gia đình lại có tiền sử ĐTĐ nên tôi lo lắng không biết mình có bị ĐTĐTK không. Xin bác sĩ cho biết tôi nên thực hiện các xét nghiệm nào để kiểm tra? Trong trường hợp nếu mắc ĐTĐTK, việc này có nguy hiểm không và tôi cần làm những gì để kiểm soát ĐTĐTK, phòng ngừa các biến chứng?

Trần Thị Ngọc Thủy

Đáp:

Để có sự kiểm soát tốt nhất với ĐTĐTK, người phụ nữ nên bắt đầu quan tâm đến vấn đề này từ thời điểm mới lập gia đình và có ý định mang thai. Bởi lẽ, nếu điều chỉnh được một số vấn đề như dinh dưỡng, lối sống, cân nặng… ngay từ ban đầu (khi chưa mang thai) thì quá trình mang thai sẽ an toàn hơn, tránh được việc mắc ĐTĐTK hoặc nếu mắc cũng kiểm soát được tốt hơn.

Có thể chia các ra thành 2 nhóm: nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK.

- Nhóm nguy cơ thấp được hiểu là nhóm những người từ trước khi mang thai đã có cân nặng lý tưởng, không bị thừa cân; có chế độ dinh dưỡng phong phú, thói quen ăn nhiều rau củ, chất xơ; có tập luyện thể dục thường xuyên; độ tuổi thời điểm mang thai dưới 35; trong gia đình không có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc ĐTĐ.

- Ngược lại, nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK là nhóm phụ nữ: gia đình có bệnh sử mắc ĐTĐ (có cha mẹ, anh chị em ruột mắc ĐTĐ); mang thai khi trên 35 tuổi; trước khi mang thai bị thừa cân, béo phì, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, những người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc tiền sử sinh con trên 4kg...

Hỏi đáp chuyên gia: Làm thế nào để phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ? - Ảnh 1.

Tất cả phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm đái tháo đường ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ

Để biết có mắc ĐTĐTK không, thai phụ cần thực hiện việc tầm soát ĐTĐTK. Nhóm nguy cơ cao cần được khám và xét nghiệm ĐTĐTK ngay trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu của thai kỳ) và theo dõi chặt chẽ suốt quá trình mang thai sau đó. Trong trường hợp thai phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp thì cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ĐTĐTK vào tuần thứ 24-28 thai kỳ.

Hiện tại, chưa thể khẳng định bạn có mắc ĐTĐTK hay không, nhưng theo bệnh sử gia đình thì bạn rơi vào nhóm nguy cơ cao và cần chủ động đi khám, xét nghiệm ĐTĐTK sớm. Đó là bước quan trọng đầu tiên để phát hiện, kiểm soát và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu mắc ĐTĐTK, làm thế nào để kiểm soát?

Nếu mắc ĐTĐTK và không được kiểm soát, không có quá trình theo dõi, điều trị thích hợp thì sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé khi sinh, cũng như khi bé đã trưởng thành.

Cụ thể, một khi mắc ĐTĐTK, người mẹ và em bé đều có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ bị ĐTĐTK sẽ chuyển thành ĐTĐ type 2 sau 10-20 năm. Những em bé có mẹ mắc ĐTĐTK thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ĐTĐTK đáng sợ đến mức khiến bạn phải lo lắng, căng thẳng. Trên thực tế, nếu thai phụ mắc ĐTĐTK kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất và tái khám thường xuyên thì hoàn toàn có thể sinh nở mẹ tròn con vuông, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Để kiểm soát tốt ĐTĐTK, bạn cần thực hiện tốt các việc sau:

- Bạn nên theo lời khuyên của bác sĩ để thiết lập chế độ hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm sao để đạt được cân nặng và chỉ số đường huyết chuẩn trong thai kỳ.

- Về dinh dưỡng, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ… Chế độ ăn nên đủ các nhóm thực phẩm là gạo hoặc ngũ cốc, thịt cá, trứng; rau xanh; trái cây…. Nên chọn loại thức ăn có nhiều chất xơ và các hạt nguyên cám như gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc. Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt và nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày (ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ) để tránh đường huyết tăng vọt.

- Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi, đồng thời giúp quản lý đường huyết. Đây là một biện pháp rất hữu ích để người mẹ kiểm soát tốt được ĐTĐTK.

PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương)



photo-1

Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Glucerna của Abbott, có hệ bột đường giải phóng chậm và có chỉ số GI thấp, đã được chứng minh lâm sàng phù hợp cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, hỗ trợ ổn định đường huyết và hạn chế đỉnh đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, Glucerna còn chứa 28 vitamin và khoáng chất mang đến dinh dưỡng đầy đủ và cân đối phù hợp với phụ nữ mang thai bị ĐTĐ.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 5 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top