Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Hội chứng” ốm vào kỳ nghỉ lễ

Chủ nhật, 06:15 13/03/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong chúng ta "đổ bệnh" vào đúng khoảng thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi thả phanh sau một năm làm việc.

Đây là một hiện tượng được các bác sỹ gọi tên là "hội chứng" ốm vào kỳ nghỉ lễ.
 
Theo Tiến sỹ William Schaffner, Trưởng khoa Y tế dự phòng thuộc trường Đại học Vanderbilt, bang Tennessee (Mỹ), thời gian nghỉ lễ, Tết, thường vào mùa Đông - Xuân là thời điểm các loại virus bùng phát và lây lan mạnh nhất trong năm. Đây lại là khoảng thời gian chúng ta tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên tụ tập ở những chỗ đông người, ăn uống "thả phanh", sức đề kháng giảm do phải lo lắng chuẩn bị cho kì nghỉ... nên việc lây lan các loại cúm, bệnh lây nhiễm hay mắc bệnh tiêu hóa rất dễ xảy ra. Đó chính là các nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người bị ốm hoặc cảm thấy mệt mỏi vào các kỳ nghỉ cuối năm.
 

Ảnh minh họa

 
Dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện các nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu về y tế dự phòng ở Mỹ đã đưa ra 4 lưu ý phân tích nguyên nhân và giúp bạn phòng tránh bị ốm vào kỳ nghỉ lễ để có thể tận hưởng những ngày nghỉ ngơi này thật trọn vẹn và khỏe mạnh.
 
1. Mùa của các loại virus
 
Tiến sỹ Philip Tierno, người đứng đầu chuyên ngành vi khuẩn và miễn dịch học, Trung tâm y khoa Langone của trường Đại học New York (Mỹ) nhận định, thời điểm bệnh cúm phát triển mạnh nhất thường vào cuối mùa Thu và đầu mùa Đông, do các loại virus dễ dàng lây lan trong thời tiết lạnh. Thời tiết lạnh giá không chỉ khiến các loại virus gây cúm và cảm lạnh hoạt động "nhanh nhạy" hơn, mà các loại virus khác như "noro" gây viêm, nhiễm khuẩn đường ruột hay "rotavirus" gây bệnh tiêu chảy cũng phát triển mạnh mẽ.
 
Virus "noro" được biết đến như một loại "cúm" siêu vi lây lan qua dạ dày, virus này được tìm thấy ở trong phân và đờm, nó có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác qua thức ăn, đồ uống và các tiếp xúc trực tiếp (như bắt tay, ôm hôn, dùng chung đồ dùng...). Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh này là buồn nôn, ói mửa, co thắt dạ dày rồi tiêu chảy, một số người còn có thể kèm theo các triệu chứng giống như khi mắc cúm là mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc bị ớn lạnh. Virus "rota" là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp ở khoảng 95% trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là loại bệnh có tính lây nhiễm cao và không thể phòng ngừa bằng các biện pháp thông thường như rửa tay, vệ sinh sạch sẽ... Vì siêu virus rota sống rất lâu trong môi trường, có thể đề kháng lại tất cả các loại nước tẩy rửa thông thường. Triệu chứng khi mắc virus rota là tiêu chảy liên tục, nôn mửa, sốt, đau bụng dữ dội.
 
Lời khuyên: Nên mặc đủ ấm và đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, không tiếp xúc trực tiếp với những người nhiễm bệnh. Nếu như bạn bị nhiễm bệnh, tốt nhất bạn nên ở nhà, hạn chế giao tiếp và đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân. Ăn uống vào dịp lễ Tết cũng là điều bạn cần hết sức chú ý, đặc biệt là khi bạn có con nhỏ. Hãy duy trì những bữa ăn như thường ngày, không nên ăn ở những nơi tập trung quá đông người và những món ăn không rõ nguồn gốc thực phẩm chế biến.
 
2. "Hiểm họa" ở chốn đông người
 
Thú vui của hầu hết chúng ta vào các ngày nghỉ, dịp lễ Tết là tụ tập ở các siêu thị, trung tâm mua sắm, hội chợ cuối năm hay các lễ hội, quán ăn, khu vui chơi giải trí... Điều này đồng nghĩa với việc bạn thường xuyên ở giữa các đám đông nghẹt người và tiếp xúc với các loại vi trùng, vi khuẩn của tất cả mọi người xung quanh. Ở những chỗ đông người như vậy, hàng ngày, có hàng trăm nghìn lượt người cùng dùng chung các tay nắm cửa, thành cầu thang, nút bấm thang máy và các bề mặt khác.
 
Thậm chí là ngay sau khi họ đi vệ sinh, xì mũi hay che miệng lúc hắt xì hơi... đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc lây lan và phát tán các loại vi khuẩn ở chốn đông người. Tiến sỹ Philip Tierno còn cho biết: "Trong suốt mùa Đông, chúng ta ít có cơ hội để hít thở không khí trong lành do thường xuyên đóng kín cửa để tránh rét; chúng ta không thường ra ngoài vận động do thời tiết giá lạnh; chúng ta thường xuyên ở trong nhà, trong công sở, vì thế, bất kì loại virus nào hiện hữu cũng có thể dễ dàng lây lan".
 
Lời khuyên: Cách đơn giản nhất nhưng cũng hiệu quả nhất là hãy duy trì thói quen rửa tay (nên rửa tay ít nhất trong 20 giây, khi rửa cần rửa trên xuống dưới của mu bàn tay, lòng bàn tay; rửa vòng quanh cổ tay; giữa các kẽ ngón tay và đầu ngón tay) trước khi ăn hoặc uống. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng khăn giấy, khăn ướt. Ngoài ra, nên thường xuyên mở cửa sổ để không khí trong phòng được lưu thông và luồng không khí trong lành được đưa vào nhà nhiều hơn.
 
3. Cuộc "phiêu lưu" của các loại vi khuẩn
 
Hiện nay, xu hướng đi du lịch vào các kì nghỉ dài ngày hoặc ngắn ngày đang ngày càng rộ lên và được nhiều gia đình yêu thích, những chuyến du hành đầu xuân này cũng là một trong các nguyên nhân "phát tán" virus xa hơn và rộng hơn. "Con người đi du lịch và virus cũng... đi du lịch theo" - Tiến sỹ William Schaffner nói - "Việc di chuyển dễ khiến bạn mắc phải một số bệnh đang phát sinh ở nơi bạn đến (do thay đổi khí hậu, thay đổi điều kiện sống khiến sức đề kháng của cơ thể bạn không thực sự khỏe mạnh...), sau đó bạn lại di chuyển và mang mầm bệnh đó đến những địa điểm mới, đó không chỉ đơn thuần là việc bạn lên xuống các chuyến xe, chuyến tàu, hay chuyến bay mà điều cốt yếu là bạn đang len lỏi giữa hết đám đông này đến đám đông khác".
 
Lời khuyên: Cục phòng chống và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng, tất cả mọi người, từ trẻ em 6 tháng tuổi trở lên đều cần được tiêm vaccine phòng cúm và một số bệnh lây nhiễm khác. Việc tiêm phòng có một ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh.
 
4. Stress tiền kỳ nghỉ
 
Cuối năm cũng là dịp ai cũng "cắm đầu cắm cổ" để hoàn thành tất cả công việc trước kỳ nghỉ kéo dài, các dự án đến giai đoạn giải ngân, các báo cáo, các bài thi cuối kỳ... là những yếu tố kích thích cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone "Cortisol" - một loại hormone tự nhiên gây stress, làm giảm sức đề kháng và khiến bạn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn mức bình thường. Khoảng thời gian từ khi bạn bị nhiễm một loại virus nào đó cho đến khi bạn "chính thức" phát bệnh thường vào khoảng 48 đến 72 tiếng đồng hồ, tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm bệnh ngay lập tức nếu bạn đang quá căng thẳng. Và những triệu chứng bệnh đầu tiên rất có thể sẽ xuất hiện ngay khi bạn bắt đầu dừng cố gắng hoàn thành công việc và bắt đầu nghỉ ngơi.
 
Lời khuyên: Có thể chúng ta sẽ không tránh khỏi việc bị căng thẳng và "quá tải" vào thời điểm cuối năm, tuy nhiên, hãy cố gắng ngủ đủ, thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần. Hãy ngăn chặn việc các hormone gây stress tiết ra bằng cách làm việc với một kế hoạch rõ ràng, chi tiết; tránh va chạm với mọi người hay bằng những "thủ thuật" rất đơn giản như hạn chế tham gia giao thông hay lên kế hoạch chuẩn bị sắm Tết, mua quà tặng cho người thân... từ sớm.
 
HẢI AN (Tổng hợp)
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 4 phút trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 46 phút trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 4 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 6 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 21 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Top