Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ho gà dễ nhầm với bệnh cúm thông thường

Thứ hai, 10:00 02/02/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngoài những nguy cơ về cúm gia cầm và cúm trên người trong mùa đông - xuân thì gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ vào viện trong tình trạng suy hô hấp do ho gà dai dẳng.

 

Tiêm vaccine- biện pháp phòng bệnh ho gà hữu hiệu. 	 ảnh: P. V
Tiêm vaccine- biện pháp phòng bệnh ho gà hữu hiệu. ảnh: P. V

 

Cần tiêm đầy đủ vaccine  cho trẻ

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện ghi nhận 9 trẻ mắc ho gà, trong đó có 4 trường hợp tại Hà Nội, còn lại đến từ Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một ca ho gà vào điều trị và đã được xuất viện.

Theo TS.BS Lê Hồng Hanh- Phó Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh ho gà biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn, ở giai đoạn đầu, bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ, thường ho nhiều về đêm. Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu chứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường. Ở giai đoạn toàn phát từ 1-2 tuần kế tiếp, bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Những cơn ho khiến trẻ cảm giác không thở được, người tím tái dẫn đến kiệt sức. Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm. Trước đây, khi chưa được tiêm phòng ho gà, tỷ lệ trẻ em mắc căn bệnh này khá nhiều, bởi đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Theo TS.BS Lê Hồng Hanh, hiện nay, tiêm vaccine là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi. Ngoài ra, để phòng các bệnh hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh.

Bệnh mới chỉ xảy ra rải rác

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, qua kết quả điều tra trong cộng đồng thì bệnh này mới chỉ xảy ra rải rác, chưa thành ổ dịch tập trung. Bệnh xuất hiện phần lớn ở trẻ chưa đến 2 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng bệnh này) nhưng cũng có những trẻ 3- 4 tháng tuổi hoặc nhiều hơn mắc bệnh do chưa tiêm chủng. Hiện tỷ lệ tiêm vaccine ho gà của cả nước đạt trên 90%. Với tỷ lệ tiêm chủng như trên, theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, ho gà có thể xảy ra nhưng khó thành dịch lớn.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cũng cho rằng, với những trẻ không được tiêm đúng lịch, có nguy cơ mắc cao khi đã hết miễn dịch từ mẹ. Do đó, tất cả trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu không tiêm chủng đúng lịch sẽ dễ bị mắc bệnh sớm hoặc có nguy cơ phơi nhiễm cao, đặc biệt là với các bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh ho gà có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp, viêm phổi…Một số trường hợp nặng có thể tử vong.

 

Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt gia cầm bị bệnh

“Mùa đông - xuân rất thuận lợi cho việc lây truyền các chủng virus, vi khuẩn, dịch bệnh  qua đường hô hấp, vì vậy cần rốt ráo phòng chống bệnh trong thời điểm này”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người (ngày 28/1) tại Hà Nội.

Hiện nay, dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc có nguy cơ bùng phát thành đợt dịch mới. Số ca mắc có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía Nam, gần biên giới nước ta.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 3 tuần đầu của tháng 1/2015, Trung Quốc đã ghi nhận 16 ca mắc với 3 ca tử vong. Như vậy từ ca mắc đầu tiên vào năm 2013 đến nay, thế giới ghi nhận 486 trường hợp mắc cúm A/H7N9, 185 người tử vong.

TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh: “Một vấn đề rất đáng quan tâm là xét nghiệm hơn 600.000 mẫu bệnh phẩm trên gia cầm tại Trung Quốc nhưng chỉ phát hiện 53 mẫu dương tính. Số lượng mẫu xét nghiệm rất lớn nhưng số mẫu dương tính không cao, vì thế rất khó để phát hiện được nguồn bệnh”.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng nhấn mạnh: Tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nhiều chủng cúm mới xuất hiện, cúm A/H5N1 lưu hành rộng do nhiều nguyên nhân như: Thời tiết thất thường làm giảm sức đề kháng của gia cầm; hoạt động giết mổ vận chuyển gia cầm gia tăng vào dịp Tết; nhiều đàn gia cầm hết miễn dịch hoặc nuôi mới; hoạt động nhập lậu gia cầm chưa được ngăn chặn tuyệt đối...

Đặc biệt, các chủng cúm phức tạp, khó tiên đoán có khả năng lan truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra nên người dân phải hết sức cảnh giác. Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, khi giết mổ gia cầm phải có bảo hộ lao động.   

 P. Hoàng

 

Thiện Ân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 17 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top