Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải pháp hiệu quả giúp người cao tuổi thoát khỏi “những đêm trắng” bào mòn sức khỏe

Thứ bảy, 07:27 07/06/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Người xưa thường có câu: “Ăn được ngủ được là tiên/ Không ăn không ngủ mất tiền, thêm lo”. Rối loạn giấc ngủ tức là khó ngủ hoặc giấc ngủ bị đảo lộn… sẽ khiến con người trở nên buồn bã chán ăn... Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh nhân mắc phải chủ yếu từ 50 tuổi trở lên.

Giải pháp hiệu quả giúp người cao tuổi thoát khỏi “những đêm trắng” bào mòn sức khỏe 1

Người già sẽ dễ dàng có giấc ngủ sâu nếu gạt bỏ những âu lo (Ảnh minh họa)

Rối loạn giấc ngủ là bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng có nguy cơ bào mòn thể lực và thần kinh âm thầm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Mối nguy hiểm tiềm tàng

Giấc ngủ chính là quá trình ức chế lan tỏa, có tác dụng bảo vệ vỏ não, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, tăng cường thu nạp các chất dinh dưỡng sau một quá trình hao tổn trong lúc thức vận động làm việc. Như vậy, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, tốt nhất là nên có một giấc ngủ sâu, không hoặc ít bị thức giấc trong đêm. Với người bình thường, mỗi đêm ngủ khoảng 6 - 7 giờ đồng hồ là đủ. Riêng với người cao tuổi, một giấc ngủ liên tục trong khoảng 5 - 6 giờ cũng đã rất tốt, vì nhu cầu ngủ ở người cao tuổi tuổi ít hơn ở thời kỳ tuổi trẻ. Nếu không đảm bảo được thời gian nói trên, người cao tuổi rất dễ bị tác động tiêu cực sức khỏe.

Một trường hợp cụ thể là bà Nguyễn Thị H. (65 tuổi, ở Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Bà từng tâm sự với bác sĩ: “Hai tháng gần đây, tôi rất khó ngủ, đêm nằm cứ trằn trọc mất 2-3 giờ đồng hồ mới vào được giấc, mà ngủ được 1-2 giờ đồng hồ là lại thức dậy. Thiếu ngủ khiến cho cơ thể tôi rất mệt mỏi, nhiều lúc mắt cứ ríu lại. Khổ nỗi, tôi nằm vào giường thì lại không ngủ được nên rất buồn bực và không biết tại sao”.

Trường hợp kể trên có giấc ngủ không bình thường và có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Theo các bác sĩ thần kinh, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mất ngủ thường ít tìm ra nguyên nhân thực thể. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ đa phần gắn liền với yếu tố tuổi tác và tâm lý. Vì vậy, mất ngủ hay gặp ở người trên 50 tuổi, người gặp phải những biến động trong cuộc sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần…

Không nên lạm dụng thuốc

Với người cao tuổi, quá trình lão hoá liên quan đến sự thay đổi của hệ thống sinh lý kiểm soát giấc ngủ và hành vi. Đối với người già, tỉ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, phổi, đái tháo đường, sa sút trí tuệ rất cao. Điều này khiến người già thường sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau, dẫn đến nguy cơ xảy ra tương tác hoặc động thái khác nhau liên quan đến giấc ngủ và hậu quả là làm thay đổi về giấc ngủ. Người già thường có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc (có thể do bác sĩ kê đơn hoặc tự mua về dùng) và những thuốc này có thể gây ra mất ngủ. Một vấn đề ngày càng gặp nhiều, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, đó là những người già luôn phải đối mặt với tình trạng cô đơn, thiếu thốn tình cảm và những người già có nguy cơ về vấn đề kinh tế, tài sản, sự mất mát người thân, tang tóc, con cái hư hỏng… Đó cũng chính những nguyên nhân gây ra các tình trạng bệnh lý như lo âu và trầm cảm, điều kiện trực tiếp dẫn đến mất ngủ ở lứa tuổi này.

Muốn điều trị mất ngủ thì trước tiên cần phải xác định nguyên nhân của nó. Ví dụ như những bệnh lý xảy ra đồng thời như đau, rối loạn vận động chi có chu kỳ, trầm cảm, và việc điều trị tập trung vào điều trị nguyên nhân này. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Một bệnh nhân có thể được điều trị bởi nhiều bác sĩ trong những lĩnh vực khác nhau và được sử dụng số lượng đơn thuốc tương ứng với từng bệnh lý trong những phạm vi đó. Tuy nhiên đối với rối loạn giấc ngủ không nên lạm dụng thuốc ngủ bởi thuốc chỉ có giá trị giải quyết tạm thời. Hơn nữa có rất nhiều loại thuốc ngủ khác nhau mà không phải loại thuốc nào cũng tốt. Đặc biệt, những người bị mất ngủ không nên biến thuốc thành chủ đề trao đổi với nhau mà nên chỉ nên hỏi nhau về việc ngủ được bao lâu, xem nên ăn gì, tập gì và hướng tới cái gì để giấc ngủ trở lại. Đó chính là hướng tới điều trị không dùng thuốc.

Điều trị không dùng thuốc bao gồm các vấn đề cần được thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ, đó là đi ngủ và thức giấc đúng giờ, đặc biệt là thức giấc vào buổi sáng đều đặn vào một giờ nhất định, không nên thức giấc vào lúc 6h khi phải đi làm và những ngày cuối tuần thì lại ngủ đến tận chiều. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khoảng 30 đến 40 phút/ngày, mỗi tuần khoảng 3-4 lần sẽ giúp ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, người cao tuổi cần tránh tập luyện cơ thể quá sức, kích thích thần kinh khiến ta khó đi vào giấc ngủ. Có thể tập vài động tác co duỗi cơ bắp nhẹ nhàng ba giờ trước khi lên giường hoặc làm các động tác như xoa mặt, xoa gáy, xoa tai, xoa bụng, xoa ngực mỗi nơi mươi lần, chà hai bàn chân, bàn tay cho máu huyết lưu thông, tinh thần thư giãn rồi thảnh thơi vào giường nằm ngủ.

Buổi tối, người già chỉ nên nghỉ ngơi, không nên lo lắng hay làm việc trước khi đi ngủ, tránh các sự việc gây căng thẳng, chuyển sang các hoạt động khác có lợi hơn cho giấc ngủ như đọc sách báo, nghe nhạc. Không nên uống rượu, bia, caffein, tranh luận những vấn đề gây căng thẳng trước khi đi ngủ. Không nên xem phim trước khi đi ngủ bởi người già não vốn đã hoạt động rất nhiều, khi chuyển sang trạng thái ngủ rất khó khăn, nếu xem tivi sẽ làm suy nghĩ và não hoạt động nhiều hơn. Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh đi tiểu đêm làm mất giấc ngủ thì sẽ rất khó ngủ trở lại.         

48% người trên 50 tuổi tại Việt Nam bị rối loạn giấc ngủ

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), hơn 60% người sau tuổi 65 gặp trục trặc về giấc ngủ. Tại Việt Nam, người ta ước tính rằng khoảng 48% những người trên 50 tuổi bị mất ngủ với các biểu hiện khó duy trì giấc ngủ, thường thức dậy vào buổi sớm và khó để tiếp tục ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ sẽ làm người bệnh thường xuyên thấy mệt nhọc, yếu đuối và những triệu chứng khác như bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn... Rối loạn giấc ngủ kéo dài cơ thể gây ra suy nhược, suy nhược thần kinh.


Th.S - Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh
(Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam)
thuytrangthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 15 phút trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Top