Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gắp thức ăn cho người khác: Tôn trọng hay mất vệ sinh?

Thứ tư, 10:32 28/01/2015 | Sống khỏe

Trong nhiều buổi tiệc tùng, họp mặt dễ thấy cảnh một thực khách dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn.

Người gắp không biết người cùng bàn nhiều khi khó chịu nhưng không nói ra.

Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt... bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.

Có người lấy muỗng hoặc vá múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người.

Một số người vẫn nghĩ rằng gắp cho người, múc cho khách thể hiện sự tôn trọng người khác. Nhưng điều này hoàn toàn là võ đoán.

Thử hỏi một người bệnh gút, bệnh thừa mỡ máu đang ăn kiêng, chúng ta lại gắp cho họ hải sản, thịt đỏ thì họ có ưng bụng không?

Ðơn giản hơn, một người ăn chay trường, lại bị “phục vụ”, bị gắp cho món mặn thì cũng kỳ và khó xử.

 1

Gắp thức ăn cho người khác - Ảnh: T.T.D.

Tôn trọng hay mất vệ sinh?

Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm hay đồ uống là một vấn đề phổ biến, gây lo lắng và đôi khi đe dọa tính mạng con người.

Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính mỗi năm có một trong sáu người Mỹ (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.

Một trong những bệnh lan truyền do đường miệng này là viêm gan siêu vi A.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.

Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.

Cũng theo WHO, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh môi trường kém thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A trước 10 tuổi.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori . Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh...

Từ những thông tin trên, có thể kết luận rằng dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.

Tránh chung đụng

Mâm cơm gia đình của đa số người Việt thường chung cơm, canh, cá, thịt... nhưng chén đũa riêng. Chúng ta có thể dùng chung tô canh (vá riêng), giẽ chung miếng cá, gắp chung đĩa thịt kho... nhưng chẳng ai dùng chung đũa chén cả; nếu nghi dùng nhầm thì có lẽ mọi người, kể cả tôi, sẽ thay bộ khác ngay.

Và đương nhiên, nhiều người không dám ăn những món đã bị người khác khoắng lên bằng đũa đang ăn của họ.

Nhờ ý thức, ngày nay việc ăn chung đũa cũng đã có phần cải thiện: gắp đũa hai đầu, bố trí muỗng nĩa, vá, đũa... ở các món chung. Nhiều gia đình người Quảng tổ chức giỗ kỵ, liên hoan bằng món đặc sản mì Quảng nổi tiếng. Ðây thật sự là món buffet dân dã Việt Nam.

Chủ nhà nấu chuẩn bị: một nồi nhân lớn thịt gà, thịt bò, tôm, trứng... một lượng nước dùng thích hợp, đủ thứ rau và gia vị cần thiết. Khách khứa chỉ việc chọn loại thích dùng, lượng theo ý... người trước, kẻ sau đều thỏa mãn.

Tiệc đứng kiểu này có ưu điểm: một là hợp khẩu vị, nhu cầu dinh dưỡng, ai nhiều ai ít tùy chọn; hai là rất vệ sinh, tránh chung đụng đũa, chén, muỗng, nĩa và ba là tiết kiệm và hợp lý.

Ăn uống bao hàm dinh dưỡng, khoa học và văn hóa. Một thức ăn ngon, hợp khẩu vị nhưng thiếu khoa học, kém vệ sinh chắc chắn sẽ không được số đông chấp nhận.

Vì vậy khi ăn tiệc, liên hoan... trong trường hợp đối đế, nếu muốn chia thức ăn cho người cùng bàn, bỏ rau, thịt, cá vào nồi lẩu thì không nên dùng muỗng đũa mình đang ăn để gắp, múc mà hãy dùng mỗi người một bộ đồ ăn riêng.

Theo Tuổi trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 17 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top