Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dược liệu quý trong bài thuốc trị dứt bệnh dạ dày sau 1 tháng của lương y xứ Mường

Thứ bảy, 14:00 21/05/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đến huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, hỏi gia đình ông Tư Rẩy thì hầu như ai cũng biết tiếng. Ông Tư Rẩy có biệt tài chữa nhiều bệnh bằng thảo dược, trong đó đặc biệt hiệu quả là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày.

Ông Bùi Văn Rẩy (biệt danh Tư Rẩy), 67 tuổi, dân tộc Mường ở xóm Trọng, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là thầy lang sở hữu phương thuốc bí truyền chữa viêm loét dạ dày tá tràng cực kỳ hiệu nghiệm.


Ông Tư Rẩy chuẩn bị thuốc viêm loét dạ dày, tá tràng

Ông Tư Rẩy chuẩn bị thuốc viêm loét dạ dày, tá tràng

Thầy lang bắt bệnh đau dạ dày tá tràng

Đến huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, hỏi gia đình ông Tư Rẩy thì hầu như ai cũng biết tiếng. Ông Tư Rẩy có biệt tài chữa nhiều bệnh bằng thảo dược, trong đó đặc biệt hiệu quả là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Gặp phóng viên, ông Tư Rẩy cho biết, bài thuốc chữa bệnh dạ dày do bà cố của ông truyền lại. Hồi đó, ông mới 18 tuổi hay theo bà cố đi hái thuốc. Nhờ được bà cố dốc lòng chỉ dạy, ông nhanh chóng nắm bắt được từng cây thuốc, chất thuốc cũng như sự kết hợp giữa các vị thuốc với nhau.

Khi bà cố qua đời, ông Tư Rẩy đã được chọn là người nối truyền các bài thuốc quý. “Người nối nghề phải có sự am hiểu về thuốc, có khả năng đặc biệt với nghề và quan trọng nhất là cái tâm với bệnh nhân”, ông Tư Rẩy cho biết. Theo ông Tư Rẩy thì trước đây, người dân đia phương luôn tâm niệm, việc chữa bệnh phải được thông báo với thần linh để được giúp đỡ. Do đó, khi đi hái thuốc phải báo tên người bệnh, tình hình bệnh thế nào để thần linh giúp đỡ. Bây giờ người ta hái thuốc và chữa bệnh cũng phải theo khoa học.

Theo ông Tư Rẩy, muốn chữa khỏi bệnh đau dạ dày phải nắm rõ được mầm mống gây bệnh. Dưới góc độ Y học cổ truyền thì bệnh đau dạ dày tá tràng có thể do chức năng gan bị ảnh hưởng, nóng ở trong người, máu tụ thành một đám ở thành dạ dày, chức năng của lách bị hư hại, có thể do làm việc nặng, suy nghĩ nhiều hoặc dùng nhiều thuốc tân dược. Diễn giải đơn giản hơn thì việc ăn uống mà không khoa học cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Khi dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại sẽ ứ đọng lại và làm bong tróc thành dạ dày, sườn dạ dày sẽ bị nổi. Lúc đầu, vùng bệnh chỉ to bằng ngón tay, dần sẽ lan rộng hơn. Người bị bệnh không biết cách chăm sóc nên bệnh tình càng trầm trọng hơn, dẫn đến lở loét, thậm chí bị bục thành dạ dày. Vùng bệnh có thể thể từ màu vàng chuyển sang màu đen.

Người bị đau dạ dày sẽ cảm thấy rất đau nhức, tức bụng, ợ hơi khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bệnh tình lâu ngày không được chữa trị sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, xuất huyết dạ dày. Bệnh nặng có thể dẫn đến thủng dạ dày, làm tắc sự lưu thông giữa dạ dày và ruột non khiến cho thức ăn không tiêu hóa được. Hơn nữa, dịch tiết ra từ vùng lở loét có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mật và đại tràng. Bệnh nặng kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày, thậm chí tử vong.

Phương thuốc bí truyền


Một thang thuốc viêm loét dạ dày tá tràng

Một thang thuốc viêm loét dạ dày tá tràng

Mặc dù là phương thuốc gia truyền nhưng ông Tư Rẩy vẫn tiết lộ những nguyên lý cơ bản và một vài vị thuốc đặc biệt, giúp hóa giải mầm bệnh một cách rất khoa học. Cũng theo lời ông Tư Rẩy, từ thời bà cố đã dùng những vị như: xạ đen, xạ trắng, xạ vàng (cây đặc trị ung thư); Dây dạ dày núi đá (bằng dây, có củ, vị đắng, chát) có tác dụng làm teo và lành vết thương; Cây hì đen và hì trắng (cây ở suối, dạng thân cây cao, mùi thơm) tác dụng làm cho dạ dày bóng ra, rửa sạch; Củ bình vôi (chất chát, hôi) giúp giảm đau ở vùng bị thương; Hoa chuối đất (nụ hoa như hoa chuối, nhỏ bằng chân cái, mọc ở chân núi đá, ẩm ướt thung lũng đá vào tháng 9 – 10) có tác dụng đánh tan mầm bệnh.

Trong quá trình làm nghề thuốc, ông Tư Rẩy đã tự nghiên cứu để gia cố hiệu quả bài thuốc trị dạ dày. Những lần bệnh nhân tìm đến gõ cửa, ông đã tìm thêm một số vị thuốc có công dụng dẫn thuốc, giảm đau và giúp liền sẹo nhanh hơn. Sau hơn 2 năm nghiên cứu, ông nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Ngày xưa uống thuốc kéo dài mấy tháng thì nay chỉ cần uống chừng một tháng là khỏi.

Ông Tư Rẩy lý giải rằng, bằng kinh nghiệm lâu năm đã nghiên cứu về dược tính các vị thuốc và sự kết hợp giữa chúng, khi chọn cây thuốc có vị chát, đắng kết hợp được với nhau sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng mà không bị phản ứng thuốc. Hơn nữa, những vị chát và đắng sẽ có tác dụng rất rõ đối với những triệu chứng của bệnh đau dạ dày và tá tràng.

Một số vị thuốc được ông nghiên cứu và bổ sung vào bài thuốc gia truyền như: Cây mèn ten (thân dây cứng, lá giống lá ngót, vị ngọt) tác dụng giữ lại các chất ở đắng, chát ở dạ dày; Cây xương cá (thân cây, có nhiều gai, vị ngọt) giúp điều khiển các vị kia cho các chất ở lại điều tiết dạ dày; Dây gắm (dây leo màu đen, đắng, cay) giúp cho dạ dày chắc đen lại chứ không yếu ớt hoặc tổn thương như lúc phát bệnh. Ông Tư Rẩy cũng tiết lộ, các vị thuốc được thu hái về, rửa sạch, băm nhỏ, để riêng biệt từng loại. Khi có bệnh nhân thì phải xem thể trạng, tình hình bệnh để có thể bốc bao nhiêu vị, vị nào nhiều, vị nào ít để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách dùng bài thuốc cũng khá đơn giản. Mỗi thang thuốc được đun nhỏ lửa trong khoảng 2 tiếng, rồi bắc xuống uống thay nước hàng ngày. Mỗi thang uống trong khoảng thời gian 3 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 bát nước thuốc. Uống hết nước lại thêm vào. Sau 3 ngày sẽ thay thang mới và uống lặp lại như thang trước. Người bệnh nhẹ có thể trong 1 tháng là khỏi bệnh. “Trường hợp nặng nhất cũng chỉ uống thuốc trong khoảng thời gian khoảng 2 tháng là là khỏi bệnh. Bệnh nhẹ có khi chưa cần uống hết tháng mà bệnh tình đã tan biến”, ông Tư Rẩy nói.

Thực tế chứng minh, bệnh nhân sau khi uống thang thuốc được bổ sung thêm những vị trên thì có dấu hiệu hồi phục nhanh hơn. Theo đó, bệnh nặng thì cần nhiều vị thuốc hơn, trong đó gồm 13 vị. Còn bệnh nhẹ chỉ cần tìm lá, củ và rễ của 8 vị thảo dược bí truyền này là có thể hóa giải hết mầm bệnh. Ông Tư Rẩy cho hay, do hiện tượng phát nương làm rẫy, trồng rừng và thương lái thu mua dược liệu nên nhiều cây thuốc quý gần như cạn kiệt. Ngày trước chỉ cần ra khu rừng gần nhà đã có thể tìm đủ thuốc. Thế nhưng giờ phải đi khắp các khu rừng, núi đá ở Tân Lạc hay Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) may ra mới tìm đủ thuốc.

Trao đổi với chúng tôi, chị Bùi Thị Năm, cán bộ y tế xóm Trọng cho biết, ông Tư Rẩy là thầy lang người dân tộc chuyên bốc thuốc Nam chữa bệnh cứu người. Đó là những cây thảo dược mọc tự nhiên ở trong rừng sâu, núi đá cao. Đối với bài thuốc dạ dày, trong xóm cũng có người mắc bệnh được ông cứu chữa. Bệnh nhân ở các vùng khác tìm đến cũng theo sự giới thiệu của người khác. Đến nay, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều trường hợp khỏi bệnh, trị dứt điểm các bệnh dạ dày, tá tràng nhờ bài thuốc này.

Thế Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top