Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng lò vi sóng: Sẩy 1 ly, đi ngàn dặm

Thứ ba, 16:08 09/07/2013 | Sống khỏe

Với sự tiện lợi và nhanh chóng, nhiều gia đình đặc biệt các cặp vợ chồng có con nhỏ xem lò vi sóng là vật dụng không thể thiếu trong việc đun nóng sữa, thức ăn.

Giữ thói quen hâm nấu thức ăn cho con trai 2 tuổi từ khi bé sinh ra đặc biệt những lúc buổi trưa quá vội, chị Nguyễn Nhung (Cầu Giấy – Hà Nội) hầu như sử dụng lò vi sóng để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, với một số món ăn khác cũng được chị “cậy nhờ” lò vi sóng.

“Từ khi sinh con, tôi sử dụng lò vi sóng để thức ăn của con được nóng nhanh, chứ đặt lên bếp hâm, nấu sợ sẽ bị muộn giờ làm. Nhưng mấy hôm vừa rồi, nghe thông tin sử dụng lò vi sóng có thể gây ung thư khiến tôi lo lắng quá”, chị Nhung chia sẻ.

Còn chị Phương Thảo (Nhân viên Marketing tại Hà Nội) với công việc bận và thậm chí phải đi công tác thường xuyên nên gần như giao phó nhiệm vụ chăm con cho bà nội và người giúp việc. Tuy nhiên, do không tin tưởng việc chế biến đồ ăn cho con của osin nên chị Thủy đều cố gắng tự tay chuẩn bị thực phẩm và nấu sẵn trước mỗi chuyến công tác.

Trong khi chị Thủy đi công tác, người giúp việc chỉ cần dùng lò vi sóng hâm nóng thức ăn. Cứ như thế đến nay em bé nhà chị Thủy đã gần 1 tuổi, lò vì sóng là đồ dùng “cứu cánh” để chị yên tâm hơn khi đi công tác xa.
 
Dùng lò vi sóng: Sẩy 1 ly, đi ngàn dặm  1
Nhiều gia đình sử dụng lò vi sóng vì sự tiện lợi. Ảnh minh họa

Làm nóng sữa thế nào cho đúng?

Theo thông tin từ trang Foodmatter.tv, báo cáo của đại học Minesota cho biết, các chai sữa đun nóng trong lò vi sóng có thể tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ bị bỏng miệng, thậm chí quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay vì sử dụng lò vi sóng để làm nóng sữa thì có thể chọn cách đặt bình sữa vào nước ấm.

Về khả năng phát nổ bình sữa như nghiên cứu của đại học Minesota, TS Nguyễn Trường Luyện (Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định nguy cơ đó là rõ ràng.

Theo TS Luyện, để an toàn hơn, các bậc phụ huynh có thể đặt bình sữa trong âu nước ấm cho bình sữa nóng dần, không nên đặt cả bình trong lò vi sóng. Mặt khác, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng không thể quấy được nên có thể làm các chất dinh dưỡng bị dính vào thành bình.

Ngoài ra, các mẹ có  thể chọn cách làm nóng sữa bằng nồi đặt trên bếp từ. Thời gian hợp lý hâm nóng sữa là khoảng 3 phút với nhiệt độ từ 60 độ C - 70 độ C. Không nên hâm sữa đến 100 độ C, vì khi đến nhiệt độ này, đường sẽ phân hủy thành axit lactic, sinh ra axit fomic làm cho sữa có vị chua. Thêm nữa, không cho đường vào nồi sữa. Bởi trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ có phản ứng khi nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này có hại cho cơ thể.

Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng cần lưu ý tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ.

Các bà mẹ nên đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó khuấy hoặc lắc đều và kiểm tra nhiệt độ sữa. Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ chưa như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây. Tuyệt đối không đun nóng sữa bằng lò vi sóng quá lâu, kéo dài.

Dùng lò vi sóng đun, nấu thức ăn lưu ý gì?

Nghiên cứu do nhà khoa học Raum & Zelt cho thấy có một số thay đổi đáng chú ý trong cơ thể người sau khi ăn rau và sữa được nấu trong lò vi sóng.

Trong nghiên cứu này, 8 tình nguyện viên ăn thức ăn đã ăn các thức ăn được nấu theo những cách khác nhau. Kết quả cho thấy có sự thay đổi về máu của các tình nguyện viên, cụ thể: Hemoglobin -  một thành phần quan trọng trong máu giảm, còn bạch cầu và cholesterol tăng lên. Tế bào lympho cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể giảm xuống, vi khuẩn cũng tăng sau khi ăn các thực phẩm lò vi sóng làm nóng.

Nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Hans Ulrich Hertel (Chuyên gia về an toàn thực phẩm) tiến hành cùng giáo sư đại học Lausanne nhận thấy thực phẩm nấu trong lò vi sóng có khả năng gây ung thư.

Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Trường Luyện (Đại học bách khoa Hà Nội) cho biết: “Thực ra đây thông tin sử dụng lò vi sóng gây ung thư cũng chỉ là nghiên cứu bước đầu, tiến hành đơn lẻ chưa có sự khẳng định một cách rộng rãi hay chắc chắn là chính xác hay chưa được. Tuy nhiên, nguy cơ đó có thể có".

Theo TS Luyện, lưu ý đầu tiên là không "lệ thuộc" và không quá lạm dụng lò vi sóng, chỉ sử dụng khi cần thiết. Khi đun nấu thức ăn bằng lò vi sóng nên đặt thức ăn trong dụng cụ lớn hơn để tránh bị tràn ra ngoài, không dùng dụng cụ bằng gỗ hay chất dẻo, giấy mà nên dùng đồ sứ, thủy tinh.

Không nên quay, rán thức ăn trong lò vì dầu mỡ dễ bắn ra xung quanh gây ra lửa. Thậm chí, nếu xảy ra cháy cần phải ngắt nguồn điện mới mở cửa lò để lấy thức ăn ra.

Đặt thức ăn vào đĩa hay dụng cụ hình tròn hay oval, thay vì hình vuông hay chữ nhật để tránh bị cháy góc. Đặt thời gian thấp nhất sau đó nếu chưa đạt được độ nóng như mong muốn thì sẽ tăng thêm thời gian, không nên đặt thời gian quá dài dễ gây thức ăn cháy hoặc nóng chảy.

Nướng trứng trong lò vi sóng có thể gây nổ. Lưu ý đối với các loại củ như khoai tây, hạt dẻ.. nên tách vỏ ra trước khi cho vào lò.

Không nên vận hành lò vi sóng với các thiết bị khác như bếp điện, tủ lạnh... do công suất lò khá lớn. Không được bật lò trong phòng điều hòa nhiệt độ.

Theo Khám phá

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 14 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 15 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Top