Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặt những món này trong nhà vệ sinh, đừng hỏi sao bạn cứ bệnh mãi

Thứ ba, 07:00 05/07/2016 | Sống khỏe

Đặt những vật dụng này trong nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Rất nhiều gia đình có thói quen đặt những vật dụng và đồ dùng hàng ngày trong nhà vệ sinh để tiện sử dụng. Tuy nhiên họ lại không biết những hành động đơn giản này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

1. Bàn chải đánh răng

Hầu hết các gia đình đều đặt bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ rõ điều này không hề tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của đại học Quinnipiac, Mỹ cho dù bạn có dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ như thế nào thì bàn chải của bạn có đến 60% khả năng nhiễm bẩn. Nếu dùng chung nhà vệ sinh với người khác thì nguy cơ tăng đến 80%.


(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Mỗi 1cm2 bồn cầu có đến 100.000 vi khuẩn. Trong nhà vệ sinh có đến 19 loại vi khuẩn khác nhau và tràn ngập khắp nơi. Khi dội bồn vệ sinh, phần lớn vi khuẩn sẽ bị đẩy lên không khí và tràn ngập khắp nhà vệ sinh, dính lên bàn chải. Thử tưởng tượng mỗi ngày 2 lần bạn đặt đến hàng trăm ngàn con vi khuẩn vào miệng mình, bạn có thấy rợn người chưa.

2. Nước tẩy rửa, tiêu độc

Nước tẩy rửa hay nước tiêu độc có chứa rất nhiều chất tẩy mạnh. Trong môi trường nóng ẩm và kín như nhà vệ sinh sẽ phát tán ra những chất độc hại, tồn đọng lâu ngày sẽ biến thành chất độc, gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể.

3. Dao cạo

Dao cạo đa phần đều làm bằng kim loại. Trong môi trường ẩm thấp, nhiều hóa chất như nhà vệ sinh sẽ dễ dàng bị oxy hóa và mau hư. Tốt nhất mỗi lần sử dụng xong nên bao lại cẩn thận và cất ở nơi khô ráo.

4. Đồ trang điểm


(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Mỹ phẩm chăm sóc da, hóa trang thường dễ bị biến chất trong môi trường ẩm thấp. Vì vậy không nên để mỹ phẩm chăm sóc da, hóa trang trong nhà vệ sinh. Cọ, bông trang điểm cũng không nên để trong nhà vệ sinh vì dễ bị nhiễm khuẩn làm hư da mặt.

5. Nước hoa

Nếu để trong nhà vệ sinh quá lâu, nước hoa cũng sẽ biến thành "nước hôi". Vì nhiệt tỏa ra từ vòi hoa sen sẽ khiến nước hoa biến chất. Cách tốt nhất là sau khi sử dụng nên bỏ lại vào hộp rồi cho vào những nơi không bị ánh mặt trời chiếu đến.

6. Bao cao su

Bao cao su không thích hợp với những nơi ẩm thấp vì dễ bị biến chất. Tốt nhất nên đặt ở đầu giường vừa an toàn vừa tiện lợi.

7. Khăn mặt


(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Nhà vệ sinh thường ẩm thấp, không thông gió nên là môi trường phát triển cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn. Nếu để khăn mặt trong nhà vệ sinh sẽ bị nhiễm các vi khuẩn không tốt và làm da mặt bị nhiễm khuẩn.

8. Thùng rác

Nhiều gia đình thường có thói quen đặt thùng rác trong nhà vệ sinh cho thuận tiện. Tuy nhiên việc này chỉ càng làm gia tăng môi trường phát triển cho các vi khuẩn có hại. Rác để lâu ngày sẽ làm ô nhiễm nhà vệ sinh. Bởi vậy với những loại giấy bẩn, nên cho vào bao rác buộc kín lại, thùng rác nên có nắp đậy. Nên thường xuyên vứt rác và chà rửa thùng rác sạch sẽ.

9. Thuốc tránh thai

Môi trường ẩm thấp và nóng trong nhà vệ sinh sẽ làm thuốc tránh thai bị biến chất, làm mất đi dược hiệu. Dược phẩm nên đặt ở nơi có nhiệt độ thấp, khô ráo và tránh xa bếp, vòi nước.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 12 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 13 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Top