Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đái tháo đường và rối loạn mật độ xương

Thứ sáu, 16:54 26/09/2008 | Sống khỏe

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, gây ra nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan tim mạch, thận, mắt... Các biến chứng về bộ máy vận động tuy không gây nguy hiểm chết người ngay như các biến chứng kể trên nhưng lại gây đau đớn, tàn phế và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

ĐTĐ ảnh hưởng đến bộ máy vận động thông qua nhiều cơ chế khác nhau như glycosyl hóa protein, tổn thương vi mạch máu và thần kinh, lắng đọng collagen ở da và cấu trúc quanh khớp gây nên các thay đổi của tổ chức liên kết.
 
Biến chứng cơ xương khớp hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ týp 1 lâu năm, tuy nhiên nó cũng có thể gặp ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và những người mới mắc bệnh.
 

Loãng xương có nguy cơ gẫy xương.

 
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH: Diffuse Idiopathic Skeletal Hyperostosis) hay bệnh Forestier, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương.
 
Tuy nhiên khe đĩa đệm, khớp mỏm sau và khớp cùng - chậu đều bình thường. Đoạn cột sống ngực là vùng hay bị tổn thương nhất, ngoài ra có thể gặp vôi hóa ở các vị trí khác. Triệu chứng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cứng vùng gáy và lưng. Điều trị bằng các thuốc NSAID, giãn cơ, giảm đau và vật lý trị liệu.
 
Rối loạn chuyển hóa xương mà đặc trưng nhất là tình trạng loãng xương, đây là một loại bệnh âm thầm, lặng lẽ, không dễ phát hiện ở giai đoạn sớm. Là một loại bệnh toàn thân mà đặc điểm chính là sự giảm sút mật độ xương, kết cấu các tổ chức xương bị phá vỡ dẫn đến giòn xương, dễ gãy.
 
Loãng xương không chỉ đem lại nỗi đau khổ cho bệnh nhân, mà còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Đặc biệt ở bệnh nhân ĐTĐ thì càng tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, làm cho bệnh nặng lên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động và có thể dẫn đến tàn tật suốt đời.
 
Những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cũng như týp 2 nếu không được điều trị tốt, đường huyết tăng cao, lượng đường bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhiều kéo theo lượng canxi, phospho cũng bị đào thải ra nhiều. Những khoáng chất này là thành phần chủ yếu của muối xương, nếu bị mất đi một số lượng lớn sẽ dẫn đến giảm sút mật độ xương gây ra loãng xương.
 
Qua quan sát trên lâm sàng phát hiện thấy đường huyết lúc đói và số lượng đường trong nước tiểu càng tăng cao thì mật độ xương càng thấp, loãng xương càng dễ hình thành. Nếu đường huyết giảm xuống gần với trị số bình thường thì canxi niệu cũng giảm xuống mức bình thường.
 
Sự chuyển hóa cơ bản của xương chủ yếu dựa vào việc hình thành và tiêu hủy xương. Sự hình thành của xương chủ yếu là chức năng của tế bào xương trưởng thành, quá trình tiêu hủy xương dựa vào chức năng của hủy cốt bào. ĐTĐ chủ yếu ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của xương là do sự suy giảm chức năng của tế bào cốt trưởng thành làm cho sự hình thành xương hoặc bị giảm sút, hoặc bị chậm lại nhưng quá trình tiêu hủy của xương hoặc vẫn bình thường, hoặc tăng hoặc giảm.
 
Ngoài ra, hiện nay còn phát hiện ra rằng trên tế bào cốt trưởng thành có các thụ thể của insulin có thể làm tăng chức năng và tăng sinh tế bào cốt trưởng thành. Vì vậy nếu thiếu insulin sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của xương. Chính vì những nguyên nhân này mà bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng bệnh lý về xương, mật độ xương giảm sút hoặc loãng xương.

ĐTĐ ảnh hưởng đến mật độ xương

Dùng phương pháp đo đậm độ xương kép (DEXA) đo mật độ xương vùng thắt lưng, đoạn trên xương đùi trên bệnh nhân ĐTĐ cho thấy sự thay đổi mật độ xương giữa bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 hoàn toàn khác biệt.
 
Mật độ xương bị giảm sút thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 là do bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thường mắc ở lứa tuổi trẻ, trước 20 tuổi, chính lúc này là giai đoạn xương đang phát triển mạnh, người bệnh thường gầy nhiều và sự thiếu hụt insulin đều có liên quan đến sự phát triển của xương.
 
Nhiều báo cáo đã chứng minh có sự liên quan giữa sự mất đi của hàm lượng xương ở bệnh nhân ĐTĐ và giới tính; quá trình phát triển bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương, bệnh nhân nữ, người mắc bệnh lâu năm thì lượng xương mất đi càng nhiều.

Gãy xương - biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân ĐTĐ

Một số nghiên cứu chứng minh rằng nguy cơ gãy xương bàn chân và xương ngón chân trên bệnh nhân ĐTĐ so với người bình thường tăng gấp 3 lần, điều này có thể có liên quan với bệnh lý thần kinh, bệnh lý mạch máu do ĐTĐ. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân ĐTĐ có thị lực giảm, hay yếu nửa người thì càng dễ ngã và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến gãy xương.

Gãy đoạn trên xương đùi rất thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi do bệnh nhân đồng thời có kèm theo loãng xương trầm trọng. Thông thường cho rằng bệnh nhân ĐTĐ thường kèm theo có sự rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, đồng thời kèm theo có bệnh lý về mạch máu, trong đó bao gồm vi mao mạch xương dẫn đến giảm dinh dưỡng xương, giảm hình thành xương, tăng tiêu hủy xương tiến tới thúc đẩy quá trình loãng xương.
 
Vì vậy ở những nơi máu được cung cấp quá ít như đoạn trên xương đùi dễ bị loãng xương nghiêm trọng hoặc thậm chí dễ gãy xương
 
Phòng bệnh: Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ, đặc biệt là những bệnh nhân phụ thuộc insulin phải tiêm hằng ngày. Bệnh nhân ĐTĐ vẫn có thể dùng các loại sữa giàu canxi, hàm lượng đường thấp để phòng ngừa loãng xương, tăng cường dùng các loại thực phẩm giàu canxi hằng ngày.
 
Theo BS.Phan Ngọc Minh
Sức khỏe và đời sống
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Sống khỏe - 38 phút trước

Trong ngày, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, quyết định đường huyết cả ngày dài.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Sống khỏe - 46 phút trước

Ngày 16/3/2024, buổi tọa đàm "Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích" tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đã diễn ra thành công rực rỡ.

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn khi già đi?

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn khi già đi?

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Khi tuổi nhiều lên, nhiều người ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn. Tình trạng này có vẻ là một hiện tượng phổ biến, nhưng chính xác thì nguyên nhân gây ra nó là gì? Bài viết này sẽ đi sâu vào vấn đề này dưới góc độ khoa học và hé lộ những điều bí ẩn cho bạn.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không biết mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày vì đường có thể nằm ẩn trong thành phần thực phẩm. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo không?

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ khiến người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám điều trị và kiêng khem hợp lý làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Thấy con quấy khóc, gia đình bế đung đưa để dỗ, ít ngày sau trẻ nhập viện và được chẩn đoán tổn thương thần kinh do rung lắc.

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đây là loại nước rất quen thuộc với người Việt. Các chuyên gia khuyên uống trước khi đi ngủ để tăng cường tiêu hóa, giải độc rất hiệu quả.

Làm điều này 3 lần một tuần sẽ kéo dài tuổi thọ, bạn đã làm chưa?

Làm điều này 3 lần một tuần sẽ kéo dài tuổi thọ, bạn đã làm chưa?

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Việc rèn luyện thân thể bằng đi bộ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, đái tháo đường type 2, loãng xương và một số bệnh ung thư.

Tắm 3 kiểu này, 'mạng sống mỏng hơn giấy'

Tắm 3 kiểu này, 'mạng sống mỏng hơn giấy'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tắm có thể giúp cho cơ thể thư giãn và làm sạch sau một ngày mệt mỏi. Tuy nhiên, tắm không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thói quen gây sỏi thận ít người biết

Những thói quen gây sỏi thận ít người biết

Bệnh thường gặp

Nhịn tiểu, không uống đủ nước, ăn mặn... là những thói quen có thể gây sỏi thận. Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, sỏi thận nếu không điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Top