Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cư dân ngoại thành TPHCM: Vừa dùng nước giếng khoan, vừa lo ngay ngáy

Thứ tư, 13:56 08/07/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Qua tổng kiểm tra, rà soát, trên địa bàn TPHCM hiện có gần 1,9 triệu hộ dân, trong đó có hơn 1,5 triệu hộ được sử dụng nước sạch và vẫn còn 358.351 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn rất đáng lo ngại, nhiều nơi nước ngầm nhiễm phèn, nhiễm khuẩn. Trong khi đó, tại một số khu vực ngoại thành, người dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan, nhất là ở những khu dân cư gần bãi rác, khu vực sản xuất ô nhiễm.

 

Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hải (ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM) đến nay đã có nước sạch để dùng, không còn phải sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn. 	Ảnh: Đỗ Bá
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hải (ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM) đến nay đã có nước sạch để dùng, không còn phải sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn. Ảnh: Đỗ Bá

 

Cấp nước sạch từ vòi cứu hỏa

Hồi cuối năm 2014, người dân ở ấp 1 (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) hết sức lo lắng vì nơi họ sinh sống bỗng trở thành ổ dịch tiêu chảy cấp, cướp đi sinh mạng của một số trẻ em. Từ vụ việc này, nỗi vất vả vì không có nước sạch của người dân nơi đây mới được biết đến.

Vào thời điểm đó, các hộ dân sống xa trục đường lớn, nơi có đường ống nước (trạm cấp nước địa phương sử dụng nguồn nước giếng), phải “câu đuôi” (câu nhờ hộ gia đình khác) với giá tiền lên đến 35.000 đồng/m3 nước. Vì nước quá đắt đỏ, những hộ gia đình thuộc diện “câu đuôi” phải dùng nước ao, vốn bị ô nhiễm nặng nề để giảm chi phí sinh hoạt. Trước thực trạng trên, sau chuyến thị sát khu vực xã Lê Minh Xuân hồi đầu năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị chính quyền TPHCM khẩn trương có giải pháp giúp người dân ngoại thành được tiếp cận nước sạch với giá bán của Thủy cục.

Đến nay, bà con sinh sống tại ấp 1 đã thở phào nhẹ nhõm vì nước sạch đã về dù cách thức vẫn còn “lạ” hơn so với người dân nội thành. Tại trụ sở ấp 1 nay đã được đơn vị cấp nước đặt bồn chứa (loại 5m3), ống dẫn nước được lắp từ đây dẫn đến những hộ gia đình chưa có nước sạch. Nước sạch được xe bồn Thủy cục lấy từ vòi cứu hỏa gần đó bơm vào bồn chứa nước hàng ngày để cấp cho người dân. Bà Nguyễn Thị Hải, trú tại ấp 1, người từng phải “gánh phí nước” đến 35.000 đồng/m3 nước hồi năm 2014, nay vui mừng cho hay: “Mọi sinh hoạt trong gia đình tôi hôm nay toàn bằng nước sạch, không gì sướng bằng!”.

Ngày 7/7, trao đổi với PV, ông Trần Kim Thạch - Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước Thủy cục cho hay: Chương trình cấp nước sạch từ vòi cứu hỏa đã triển khai không chỉ tại xã Lê Minh Xuân mà ở hầu hết các vùng thiếu nước sạch của các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn…“Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn đang cấp bồn chứa, cung cấp nước sạch miễn phí. Việc quản lý các bồn nước, thống kê nhu cầu lắp đặt bồn chứa và vị trí lắp đặt do địa phương chịu trách nhiệm. Ngay khi nhận được yêu cầu, chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt ngay”, ông Thạch nói. Trong nỗ lực giúp người dân ngoại thành tiếp cận nước sạch, theo ông Thạch, chính quyền TPHCM cũng đang xem xét chương trình lắp đặt thiết bị lọc nước tại các hộ gia đình.

Chất lượng nước ngầm vẫn ngoài tầm kiểm soát

Hồi đầu năm 2015, BS Lê Văn Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết thông tin đáng giật mình: 97% trong 1.400 mẫu nước tại các hộ dân thuộc 7 quận, huyện (quận 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè) đang sử dụng thuộc hệ thống cấp nước địa phương (nguồn nước giếng khoan) và nước giếng (tại các hộ gia đình) không đạt chất lượng. Cụ thể, trong 1.400 mẫu nước được lấy xét nghiệm, có đến 1.342 mẫu không đạt chất lượng hóa lý, không  đạt tiêu chuẩn vi sinh khoảng 1.299 mẫu. Đáng lo ngại hơn, trong số những chất không đạt chỉ tiêu so với quy định, nhiều chất được xem là rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dùng như: Asen, E.coli… Riêng tại quận 12, kết quả xét nghiệm 234 mẫu nước các hộ dân đang dùng thì có đến 98,7 % không đạt tiêu chuẩn hóa lý,  4,3% không đạt tiêu chuẩn vi sinh. Ngoài ra, còn có 92,3% mẫu có độ pH thấp, hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép.

Ngày 7/7 vừa qua, trao đổi thêm với PV về vấn đề này, BS Lê Văn Nhân chia sẻ: “Đến nay chất lượng nước ngầm ở thành phố vẫn vậy. Các xét nghiệm cho kết quả trên được chúng tôi thực hiện hồi cuối năm 2014. Đến nay mới hơn 7 tháng, chúng ta không thể tác động gì để trong thời gian ngắn như thế, có thể thay đổi các chỉ số trên theo hướng tích cực”.

Với chất lượng nước ngầm như thế, người dân lại thiếu cơ hội tiếp cận nước sạch thì chuyện sử dụng nước sinh hoạt lấy từ nước ngầm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

 

Theo khảo sát và tính toán từ phía Sawaco - đơn vị cung cấp nước sạch toàn địa bàn TPHCM, việc đầu tư lắp đặt ống dẫn, cung cấp nước sạch đến tất cả vùng ven hiện chưa thể thực hiện vì thu không đủ bù chi. Trong khi đó, chính quyền thành phố đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm phải giúp 100% người dân trên toàn địa bàn tiếp cận nước sạch. Vì vậy, các giải pháp mang tính “chữa cháy”, dù chưa triệt để, vẫn đang được gấp rút thực hiện.

Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 3 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 7 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 23 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top