Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái bị viêm nhiễm "vùng kín" mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra

Thứ ba, 11:48 14/01/2020 | Sống khỏe

Bác sĩ cảnh báo, đừng bỏ qua tín hiệu phát ra từ cơ thể, nó có thể là tiền thân của những căn bệnh nghiêm trọng. Trường hợp của cô gái 20 tuổi ở Đài Bắc bị HIV/AIDS là một ví dụ.

Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt là giáo sư của Đại học Y Cao Hùng, đồng thời là bác sĩ Sản phụ khoa của Bệnh viện Bác Nhân Đài Bắc cho biết, có một cô gái 20 tuổi bị viêm nhiễm vùng kín. Điều bác sĩ ngạc nhiên là cô gái nói cô rất thuộc các quy tắc chăm sóc vùng riêng tư, thường xuyên mặc đồ lót thoáng khí, không thức khuya, vận động nhiều hơn, thậm chí còn uống cả vitamin, nhưng tất cả đều không khiến tình trạng viêm nhiễm "vùng kín" suy giảm.

Cô gái bị viêm nhiễm vùng kín mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra  - Ảnh 1.

Cô gái đã dùng tất cả các phương pháp nhưng tình trạng viêm nhiễm vùng kín vẫn tái phát. (Ảnh minh họa)

Cô gái cho biết, qua kiểm tra cô không bị tiểu đường, cũng uống men vi sinh để ngăn ngừa nhiễm nấm, nhưng tất cả đều vô dụng. Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt cảm thấy có điều không ổn, nhưng trước mắt cũng chỉ kê đơn cho cô gái uống và nhắc nhở: “Thuốc tôi kê không giống với thuốc bạn uống trước đây, nhất định phải uống đúng giờ, đúng liều lượng”.

Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt nói, không ngờ sau một thời gian cô gái lại đến tái khám do vùng riêng tư nhiễm nấm, đồng thời khi cô nói chuyện, bác sĩ đột nhiên phát hiện trên miệng của cô xuất hiện “những thứ màu trắng”, xem xét tỉ mỉ tình trạng giống như tưa miệng ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, bệnh tưa miệng chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, rất hiếm khi phát triển ở người trưởng thành, hơn nữa phần thân dưới lại không ngừng nhiễm nấm, bác sĩ suy nghĩ bệnh tình của cô gái không đơn giản, kiến nghị cô nên xét nghiệm HIV/AIDS.

Cô gái bị viêm nhiễm vùng kín mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra  - Ảnh 2.

Khi nói chuyện với bệnh nhân bác sĩ Trịnh phát hiện có những tưa trắng trong miệng cô gái

Không ngờ rằng kết quả kiểm tra thực sự là "người mang mầm bệnh AIDS", khiến cả bác sĩ lẫn người bệnh sốc ngay tại chỗ. Do đó, bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt kiến nghị mọi người không nên bỏ qua bất kỳ vấn đề nhỏ nào xuất hiện trên cơ thể, cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Bệnh HIV/AIDS là gì?

HIV (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) là loại vi-rút gây bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). HIV tấn công hệ miễn dịch, phá hủy tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Xét nghiệm là cách duy nhất để nhận biết HIV. Bạn có thể tìm hiểu một số triệu chứng để phát hiện mình có bị nhiễm HIV hay không.

Phát hiện triệu chứng sớm

1. Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi cấp tính không có nguyên nhân rõ ràng.

2. Lưu ý hiện tượng sốt hoặc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

3. Quan sát các tuyến bị sưng ở cổ, nách, hoặc bẹn.

4. Lưu ý trường hợp buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

5. Chú ý tình trạng loét miệng và bộ phận sinh dục.

Cô gái bị viêm nhiễm vùng kín mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra  - Ảnh 3.

Những tưa trắng trong miệng là dấu hiệu của bệnh AIDS mà cô gái 20 tuổi mắc phải.

 Nhận biết triệu chứng nặng

1. Ho khan: chứng này xuất hiện ở những giai đoạn cuối của HIV, đôi khi là nhiều năm sau khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể và âm ỉ bên trong. Nếu tình trạng ho khan không thuyên giảm sau khi dùng thuốc chữa dị ứng hoặc ống hít, đây có thể là triệu chứng của HIV.

2. Những điểm bất thường (màu đỏ, nâu, hồng, hoặc tím) trên da: Những người nhiễm HIV giai đoạn cuối thường bị phát ban da, đặc biệt ở mặt và thân mình. Phát ban có thể xuất hiện trong miệng và mũi. Đây là dấu hiệu HIV đang chuyển hóa thành AIDS.

3. Viêm phổi: Bệnh thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém vì những lý do khác. Bệnh nhân mắc HIV giai đoạn cuối thường dễ bị viêm phổi do vi trùng thường không gây nên phản ứng nghiêm trọng như vậy.

4. Tình trạng nhiễm nấm, đặc biệt ở miện: Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường bị nhiễm nấm trong miệng gọi là bệnh tưa miệng. Bệnh làm xuất hiện vết đốm trắng hoặc những vết dị thường khác trên lưỡi và trong miệng. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang gặp vấn đề trong việc chống lại viêm nhiễm.

5. Nấm mốc ở móng tay: Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường gặp tình trạng móng bị vàng hoặc nâu, nứt hay sứt mẻ. Móng trở nên dễ bị nhiễm nấm mà trong điều kiện bình thường cơ thể có khả năng chống lại.

6.Giảm cân: Trong giai đoạn đầu của HIV, nguyên nhân có thể là do tiêu chảy nặng; trong giai đoạn cuối, hiện tượng có tên gọi "thải ra" và là phản ứng mạnh của cơ thể đối với sự hiện diện của HIV trong hệ thống.

7. Hiện tượng mất trí nhớ, trầm cảm hoặc bệnh thần kinh khác: HIV tác động đến chức năng nhận thức của não ở giai đoạn cuối. Những triệu chứng này thường nghiêm trọng và cần được xem xét.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top