Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5

Thứ năm, 08:00 10/12/2020 | Sống khỏe

Bệnh lý đường tiêu hóa rất đa dạng, trong đó nguy hiểm hơn là bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh và phát hiện sớm nếu người dân đi kiểm tra định kỳ hàng năm.

Cách phòng tránh ung thư đường tiêu hóa

Theo số liệu WHO 2018, ung thư đại trực tràng phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7.000 ca tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 1.

Đau bụng, rối loạn đại tiện - dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài hồi chuông báo động đó, ung thư đường tiêu hóa, nhất là ung thư đại trực tràng còn có xu hướng "trẻ hóa" với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18-20 tuổi. Là bệnh phổ biến có tỉ lệ tử vong cao, song ung thư đường tiêu hoá hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp chính xác, kịp thời.

Theo BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC: Để tránh nguy cơ mắc bệnh, người dân nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh như: Tăng cường rau xanh, hoa quả hàng ngày; Hạn chế thịt đỏ, tránh thực phẩm ăn nhanh và các thực phẩm muối lên men phổ biến (dưa muối, cà muối, kim chi….); Tránh hút thuốc lá, uống bia và thức khuya.

Bên cạnh đó, cách hữu hiệu nhất phát hiện và điều trị kịp thời bệnh được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên làm với tất cả người dân là kiểm tra định kỳ hàng năm. Đặc biệt, bệnh nhân có triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa như: buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn, đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, đầy hơi, ợ chua ợ hơi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do...

Phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hoá có ý nghĩa quyết định tới việc đưa ra hướng can thiệp kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho người bệnh. Trường hợp kết quả khám bình thường giúp người dân an tâm sống khỏe và gạt bỏ mối lo lắng thấp thỏm bệnh tật.

"Thủ tục" bắt buộc đi khám tiêu hóa

Có không ít người dân đi khám tiêu hóa có tâm lý lo lắng về thủ tục rườm rà, hoặc nên khám thế nào để tránh bỏ sót bệnh. Bằng kinh nghiệm trực tiếp thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa của BVĐK MEDLATEC, BS Long chia sẻ "thủ tục" cần làm cho một làm khám tiêu hóa gồm:

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 2.

Hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại cho kết quả chính xác sau mỗi lần thăm khám

Khám tổng quát: Bác sĩ khám tổng quát đầu vào đánh giá tình trạng của bệnh nhân, gồm: cân nặng, đo huyết áp, hỏi tiền sử bệnh lý, các thuốc đang sử dụng… để đưa ra chỉ định cần nội soi phù hợp.

Xét nghiệm:

◊ Thực hiện các xét nghiệm cần thiết bảo đảm an toàn cho quá trình nội soi: Đánh giá chức năng gan, thận, đông cầm máu, xét nghiệm các bệnh lý truyền nhiễm (HIV, viêm gan B)...

◊ Marker tầm soát ung thư đường tiêu hóa: CA 72-4, Pepsinogen, CEA...

◊ Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP;

◊ Sinh thiết: Nếu quá trình nội soi, bác sĩ thấy tổn thương bất thường sẽ được lấy mẫu mô sinh thiết để xác định u lành hay u ác tính.

Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng:

◊ Chụp X-quang: Đánh giá chức năng hô hấp trước gây mê;

◊ Điện tim: Đánh giá tim mạch đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi;

◊ Nội soi: Hiện nay có 2 phương pháp thực hiện nội soi gồm nội soi thông thường và nội soi gây mê (không đau). Qua nội soi có thể phát hiện được cả những tổn thương nhỏ trong cơ quan của hệ tiêu hóa, ngay cả những tổn thương chỉ vài milimet nên có ý nghĩa trong tầm soát ung thư, phát hiện sớm bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Lưu ý, để việc nội soi diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm kết quả chính xác, người bệnh cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình: Các loại thuốc đang dùng, có dị ứng với loại thuốc nào, có đang mang thai hay không, bị tiểu đường và dùng insulin,... Đặc biệt, không ăn hoặc uống bất cứ gì trong 6 đến 8 giờ trước khi thủ thuật.

Ngoài ra, người bệnh có thể có chỉ định chụp CT scanner, chụp MRI để phát hiện di căn đến các cơ quan xung quanh.

Gói khám đường tiêu hóa tại MEDLATEC - sự lựa chọn hoàn hảo cho kiểm tra sức khỏe

Bằng kinh nghiệm của bệnh viện có 25 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cùng sự tâm huyết của chuyên gia, bác sĩ để xây dựng nên các Gói nội soi đường tiêu hóa cơ bản/ toàn diện thông thường và gây mê phục vụ khách hàng với ưu đãi hấp dẫn. Chương trình áp dụng đến hết năm 2020.

Để bảo đảm sự an toàn và tránh bỏ sót bệnh trong lần kiểm tra, các gói khám này được xây dựng với đầy đủ danh mục khám theo yêu cầu chuyên môn và theo sự hướng dấn của Bộ Y tế, cụ thể, mỗi gói khám gồm:

• Xét nghiệm (đánh giá chức năng gan, thận, tụy, cơ qua tiêu hóa và bộ marker tầm soát ung thư đường tiêu hóa);

• Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng (nội soi thường hoặc gây mê, xét nghiệm HP dạ dày, điện tim, chụp X-quang).

Theo đó, tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe, chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện sẽ tư vấn khách hàng/người bệnh gói phù hợp nhất.

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 3.

Nội soi dạ dày an toàn, không đau tại MEDLATEC.

Nằm trong chuỗi chương trình "Vì sức khỏe cộng đồng", từ nay đến hết ngày hết năm 2020, khi khách hàng đặt lịch khám chuyên gia tiêu hóa còn có cơ hội được hưởng ngay ưu đãi lên tới 20% phí dịch vụ nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng hoặc đại trực tràng.

Quy tụ đội ngũ chuyên khoa, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn và phục vụ nội soi. Đồng thời, bệnh viện đã trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại như máy nội soi tiêu hóa 170 Olympus, CT 128 dãy, MRI và hệ thống máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012... luôn cho kết quả chính xác và hạn chế bỏ sót tổn thương.

Quy trình thăm khám khép kín, nhanh chóng, chi phí dịch vụ hợp lý và được thanh toán đầy đủ các danh mục theo quy định của BHYT, bảo lãnh viện phí là những điểm thêm hấp dẫn cho hàng ngàn khách lựa chọn khám tại MEDLATEC.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56 để được giải đáp theo yêu cầu.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 15 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top