Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách ăn uống an toàn sau Tết

Thứ ba, 09:17 07/02/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời điểm này, Hà Nội có rất nhiều lễ hội lớn diễn ra như: Lễ hội Chùa Hương, Đền Và, Đền Sóc… Tại các lễ hội, sự nở rộ của những cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống tạm bợ, mong thu lợi nhanh tại đây khiến công tác quản lý an toàn thực phẩm tại đây hết sức khó khăn.

Kiểm tra an toàn thực phẩm mùa Lễ hội 2017 tại Lễ hội Đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: TV
Kiểm tra an toàn thực phẩm mùa Lễ hội 2017 tại Lễ hội Đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: TV

Chỉ có 22/55 chiếc bát ăn bảo đảm vệ sinh

Đầu tháng 2/2017, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP số 1 do lãnh đạo Sở Y tế TP Hà Nội làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội Đền Và (thị xã Sơn Tây). Thời điểm kiểm tra, 23 hàng quán kinh doanh thực phẩm nơi đây đều ký cam kết bảo đảm ATTP. Đoàn kiểm tra lấy 10 mẫu bánh phở, bánh tẻ để xét nghiệm thì đều không có hàn the; kiểm tra 5 mẫu tương ớt đều bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, qua kiểm tra bát đựng bún, phở thì chỉ có 22/55 chiếc bảo đảm vệ sinh.

Được biết, vào thời điểm cao điểm, hàng ngày Lễ hội Đền Và đón gần 1.000 lượt du khách về trẩy hội. Do đó, đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã yêu cầu các hộ kinh doanh ăn uống thời vụ cần bảo đảm tốt công tác VSATTP, từ chọn lựa nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thức ăn sống, chín phải riêng biệt và cần vệ sinh sạch sẽ khu vực nấu nướng. Hiện tại, các đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP của TP Hà Nội đang tiếp tục triển khai kiểm tra ATTP tại các lễ hội lớn tập trung đông du khách như: Chùa Hương, Đền Gióng…

Một điểm rất mới trong kế hoạch kiểm tra ATTP mùa Lễ hội Tết Đinh Dậu 2017 là Sở Y tế Hà Nội đã điều xe kiểm nghiệm lưu động ATTP đến tất cả các lễ hội và tổ chức lấy mẫu, làm các xét nghiệm nhanh về thực phẩm ngay tại chỗ.

Phương tiện chuyên dụng mới được Sở Y tế Hà Nội đưa vào hoạt động từ quý 3/2016 này có thể xét nghiệm tại chỗ cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thời gian xét nghiệm trung bình cho mẫu thực phẩm từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ, nhanh hơn rất nhiều việc lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm ở nơi khác. Như vậy, nếu cơ sở nào kinh doanh không bảo đảm VSATTP, các đoàn kiểm tra và cơ quan chức năng ở địa phương hoàn toàn có cơ sở tiến hành xử lý ngay tại chỗ, sức răn đe sẽ tăng lên.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, Sở đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các quận/ huyện/ thị xã cũng như cơ quan chức năng ở địa phương phải vào cuộc tích cực, tăng cường thanh kiểm tra ATTP, tập trung trọng điểm vào các lễ hội kéo dài, tập trung đông người.

“Đặc biệt phải yêu cầu tất cả các cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, đồ ăn uống ký cam kết đảm bảo ATVSTP. Mặc dù chỉ kinh doanh thời gian ngắn, khó đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định nhưng một số điều kiện bắt buộc phải đạt, đảm bảo vệ sinh an toàn như: Rửa bát đũa, nước vệ sinh, bàn ghế, nguồn gốc thực phẩm hay các phương tiện phục vụ chế biến thì phải đảm bảo đúng. Qua kiểm tra, nếu cơ sở nào không đảm bảo các điều kiện tối thiểu như vậy thì dứt khoát phải đình chỉ, không cho kinh doanh nữa”, TS Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.

Ăn uống sao cho an toàn?

BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: Nhiều ngày nghỉ Tết với tiệc tùng liên miên cùng các món ăn, thức uống hấp dẫn, nhưng không phải món ăn nào cũng đảm bảo chắc chắn về ATTP nên nhiều người dễ mắc phải những vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu vì thức ăn chứa quá nhiều chất béo, chất đạm…

Do đó, BS Lê Thị Hải khuyến cáo: Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, lấy lại cân bằng cho cơ thể sau thời gian nghỉ Tết dài ngày và mùa lễ hội, chúng ta cần sắp xếp lại thực đơn ăn uống sao cho khoa học. Nên hạn chế ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo, không ăn quá nhiều thịt, không uống nhiều bia, rượu, các loại nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá. Cùng với đó, nên ăn kèm các thức ăn lỏng, dễ tiêu, ít chất béo như cháo, súp… Nếu bị táo bón, khẩu phần ăn cần có nhiều rau xanh, chuối, khoai lang, đồng thời uống nhiều nước (khoảng 2,5-3 lít/ngày, chia làm nhiều lần). Không nên nằm sau khi ăn, thay vào đó hãy vận động tay chân nhẹ nhàng để giúp dễ tiêu hóa.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để tránh bị ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội khi ăn uống xung quanh khu vực diễn ra lễ hội, thực phẩm cần được nấu chín kĩ, không ăn đồ tươi sống hoặc tái, tuyệt đối tránh thực phẩm có nhiều côn trùng (ruồi, nhặng…) xuất hiện xung quanh nhằm hạn chế bệnh tiêu chảy và tình trạng lây nhiễm vi khuẩn. Để giữ sức khỏe ổn định suốt hành trình lễ hội, nên mang bên mình chai nước bổ sung cho cơ thể, không nên uống nước đá và nước máy…

Còn theo TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), trong một số trường hợp, tùy thuộc vào các triệu chứng có thể dùng một vài loại thuốc giảm khó chịu về tiêu hóa theo chỉ định của thầy thuốc. Sau khi đã uống thuốc, tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn không giảm, hoặc có kèm theo các triệu chứng khác: Đau bụng, nôn ói nhiều, nôn ra máu, bụng chướng to… thì phải đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đối với những người mắc bệnh mạn tính như xơ gan, tiểu đường… để giảm thiểu những biến chứng, người bệnh nên đi kiểm tra lại và làm các xét nghiệm sinh hóa, cận lâm sàng để có hướng điều trị kịp thời.

Trên phạm vi cả nước, trong đợt cao điểm thanh, kiểm tra ATVSTP dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội năm 2017, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương và hơn 5.100 đoàn thanh, kiểm tra của 42/63 địa phương.

Tính đến thời điểm này, qua kiểm tra các đoàn đã phát hiện hơn 5.600 cơ sở vi phạm về ATTP dịp Tết, đã tiến hành xử lý 2.990 cơ sở, phạt tiền hơn 2.300 cơ sở với số tiền phạt gần 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động đối với 22 cơ sở, đình chỉ lưu hành 41 loại thực phẩm, tiêu hủy 414 loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, những ngày tới, Cục sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm kiểm soát ATTP trong dịp Lễ hội Xuân 2017.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 12 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Top