Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia cảnh báo ngủ lâu hơn con số này, nguy cơ tử vong sớm càng cao

Thứ sáu, 11:00 29/11/2019 | Sống khỏe

Chúng ta đều biết những nguy hiểm của việc thức khuy nhưng ít ai biết rằng ngủ quá nhiều thậm chí còn tệ hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ quá nhiều vượt qua một giới hạn nhất định sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Nhiều người nghĩ rằng thức khuya có hại, nên ngủ nhiều hơn sẽ tốt hơn. Trên thực tế, ý tưởng này là hoàn toàn sai lầm.

Cơ thể con người có một "đồng hồ sinh học" có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và bóng tối. Đồng hồ sinh học đóng một chức năng rất quan trọng, một trong số đó là điều hòa giấc ngủ. Do đó, giấc ngủ cần phải nhịp nhàng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều gây bất lợi đối với cơ thể.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Y khoa Keele ở Anh, cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds, Đại học Manchester và Đại học East Anglia đã tiến hành phân tích toàn diện 74 báo cáo nghiên cứu về hơn 3 triệu người và về giấc ngủ cũng như sức khỏe trên thế giới.

Hóa ra, những người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người ngủ trung bình 8 giờ mỗi đêm. Trong số đó, nguy cơ tử vong do đột quỵ tăng 56% và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 49%.

Chuyên gia cảnh báo ngủ lâu hơn con số này, nguy cơ tử vong sớm càng cao - Ảnh 1.

Ngủ quá 10 tiếng mỗi đêm sẽ gây bất lợi tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bạn càng ngủ nhiều, bạn sẽ càng dễ gặp các vấn đề sau:

- Tăng nguy cơ ung thư,

- Dễ thừa cân;

- Dễ mắc bệnh tiểu đường hơn;

- Ảnh hưởng đến huyết áp;

- Cản trở chức năng của hệ thống thần kinh;

- Mất trí nhớ;

Do đó, ngủ nhiều hơn cũng gây hại chẳng kém gì việc thức khuya.

Ngủ bao lâu là tốt nhất?

Trước hết, đối với những giấc ngủ ngắn, 10-20 phút là hữu ích nhất để khôi phục chức năng não, có thể giúp não bạn "khởi động lại" sau khi làm việc.

Đối với giấc ngủ ban đêm, hầu hết người lớn cần ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày. Theo dữ liệu được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người có thời gian ngủ trung bình hàng ngày là 6-7,25 giờ có tuổi thọ dài nhất.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng thời gian trên là dành cho người lớn, và nhu cầu của những người ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau. Dựa trên nghiên cứu mới nhất, Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị thời gian ngủ cho các nhóm người khác nhau là:

- Trẻ từ 0 đến 3 tháng: 14-17 tiếng

- Trẻ sơ sinh từ 4 đến 11 tháng: 12-15 tiếng

- Trẻ 1-2 tuổi: 11-14 tiếng

- Trẻ mẫu giáo trong độ tuổi 3-5 tuổi: 10-13 tiếng

- Trẻ em trong độ tuổi đi học 6-13 tuổi: 9-11 tiếng

- Trẻ từ 14-17 tuổi: 8-10 tiếng

- Người trưởng thành từ 18-25 tuổi: 7-9 tiếng

- Người trung niên: 7-9 tiếng

- Người già hơn 65 tuổi: 7-8 tiếng

Chuyên gia cảnh báo ngủ lâu hơn con số này, nguy cơ tử vong sớm càng cao - Ảnh 2.

Trẻ nhỏ cần thời gian ngủ nhiều hơn so với người trưởng thành. (Ảnh minh họa)

Nếu thức khuya có nên ngủ bù vào ngày hôm sau? 

Một số người thức suốt đêm và nghĩ rằng chỉ cần ngủ bù vào ngày hôm sau như vậy sẽ vẫn đảm bảo số giờ cần ngủ. Thực tế điều này cũng hoàn toàn sai.

Trước hết, thức khuya sẽ phá vỡ "đồng hồ sinh học" bình thường, điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người theo nhiều cách, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, da xỉn màu, khô mắt và giảm trí nhớ.

Thứ hai, chất lượng giấc ngủ lúc này không thể bằng được với giấc ngủ ban đêm bình thường. Điều này là do cơ thể không thể thích nghi với đồng hồ sinh học mới một cách nhanh chóng vào ban ngày, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, ngày hôm sau, không thể khôi phục lại tinh thần.

Cuối cùng, ngủ vào ban ngày sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Do đó hình thành một vòng luẩn quẩn và phá vỡ hoàn toàn "đồng hồ sinh học" của bạn.

Nếu muốn có giấc ngủ ngon, nên làm những điều sau: 

Chuyên gia cảnh báo ngủ lâu hơn con số này, nguy cơ tử vong sớm càng cao - Ảnh 3.

Để phòng ngủ thật tối sẽ giúp ngủ ngon hơn để đèn ngủ trong phòng. (Ảnh minh họa)

- Tắt tất cả các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ và chỉ để đèn ngủ trong nhà vệ sinh;

- Chọn một chiếc gối thoải mái;

- Không ăn quá nhiều cho bữa tối, không ăn trong 1 giờ trước khi đi ngủ;

-  Uống sữa nóng trước khi đi ngủ và uống ít nước;

- Lượng tập thể dục trước khi đi ngủ nên vừa phải: nên tập thể dục cường độ cao 4 giờ trước khi đi ngủ, còn các hoạt động cường độ thấp như yoga và thái cực quyền có thể được thực hiện trước khi đi ngủ;

-  Cố gắng không hút thuốc trong 4 giờ trước khi đi ngủ.

- Uống thuốc ngủ cẩn thận và không dùng thuốc như một cách giúp ngủ ngon;

Theo Khám phá


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top