Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé 7 tuổi bị “hàm răng đôi”, cảnh báo do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ

Thứ tư, 06:15 05/09/2018 | Sống khỏe

Khi trẻ đến 6, 7 tuổi bắt đầu thay răng, đó là điều bình thường, nhưng mấy năm gần đây càng ngày càng có nhiều trẻ bị tình trạng “hàm răng đôi”, gây ảnh hưởng bất lợi đến hàm răng sau này của trẻ. Bác sĩ cảnh báo tất cả là do thói quen của cha mẹ khi cho trẻ ăn.

Theo tin tức Qianjiang Evening News, cậu bé 7 tuổi tên Thiên Thiên ở Hàng Châu đã nhổ 4 chiếc răng trong một tháng, nguyên nhân đều là: răng sữa còn chưa gãy, nhưng răng vĩnh viễn đã mọc. Theo các bác sĩ ở địa phương nói, trong số những đứa trẻ đến gặp bác sĩ từ trước đến, ít nhất 5 trong 10 đứa trẻ giống Thiên Thiên có “hàm răng đôi”.

Không chỉ Thiên Thiên, ở Bệnh viện Nha khoa Bắc Kinh, "hàm răng đôi" của trẻ em cũng là một vấn đề phổ biến. Châu Diệm, một bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện Nha khoa Bắc Kinh, nói rằng trong số trẻ đến nhổ răng hàm dưới, có 90% đều là vì răng sữa còn lưu lại.

Trẻ bị “hàm răng đôi” phần lớn là do sự “cưng chiều” của cha mẹ

Trong trường hợp bình thường, quá trình thay răng của đứa trẻ là sau khi răng sữa lung lay và được nhổ đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế, răng sữa khi rụng không còn chân răng. Quá trình thay thế răng sữa thành răng vĩnh viễn cũng được thực hiện theo quy tắc nhất định. Thông thường, răng hàm dưới sẽ mọc trước, bốn chiếc răng trước cửa hàm dưới sau khi được thay thế hoàn toàn, răng hàm trên mới bắt đầu mọc.

Tuy nhiên, do hiện nay môi trường ăn uống của trẻ quá tỉ mỉ. Cha mẹ thường cắt hoa quả thành từng miếng cho trẻ ăn, khiến tỉ lệ trẻ sử dụng răng sữa trước cửa rất ít, khả năng mài mòn kém, thường dẫn đến gốc răng sữa tiếp nhận không hết, thậm chí là không được tiếp nhận sự mài mòn, xuất hiện hiện tượng “hàm răng đôi”, răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên.

Ví dụ như trường hợp của Thiên Thiên, mẹ Thiên Thiên cho biết, cậu bé từ nhỏ ăn uống không tốt, nên mọi người trong gia đình rất chiều chuộng về việc ăn uống, tất cả các loại thức ăn đều được xay kỹ, hoa quả thì ép thành nước, rất ít có cơ hội được dùng răng để cắn, nhai.

Một số bà mẹ cũng có những chia sẻ về vấn đề này trên các trang mạng xã hội

Mẹ của bé Suzi: Con gái tôi đã bốn tuổi rồi nhưng đến thịt cũng không muốn cắn, những thức ăn cứng đều không ăn.

Hay bà mẹ có nickname Joyce1023: Tôi cũng lo rằng con gái tôi thay răng cũng bị “hàm răng đôi” như vậy, vì bà nội mỗi lần cho cháu ăn đều phải xé thịt thật nhỏ.

Mẹ LiYing: Con tôi 5 tuổi rồi, mỗi lần ăn táo sau khi đã gọt vỏ, muốn con tự mình ăn, nhưng bà nội không cho mà phải cắt nhỏ thành từng miếng táo. Thịt phải xay nhỏ nấu cháo cho cháu ăn.

Ảnh hưởng của “hàm răng đôi”

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, răng sữa cửa đứa trẻ sớm muộn cũng phải gãy, cho dù răng có mọc thành 2 hàng cũng không liên quan, nghĩ như vậy là không chính xác.

“Hàm răng đôi” không có lợi cho việc làm sạch răng, bàn chải đánh răng không chải vào sâu được, vi khuẩn giữa 2 hàng tăng có thể gây nướu răng, sâu răng và nó cũng khiến răng vĩnh viễn không thể sắp xếp ở vị trí bình thường được, khiến hàm răng không đều.

Bác sĩ Châu Diệm cho rằng, nếu răng sữa có bị lung lay, trước tiên phải quan sát và đợi đến khi chúng tự gãy, nhưng nếu răng sữa không bị lung lay hoặc là răng vĩnh viễn bắt đầu mọc ra tương đối nhiều thì cần phải loại bỏ răng sữa.

Muốn trẻ có hàm răng đều đẹp, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen tự nhai cắn thức ăn

Ngoài vấn đề thay răng, cha mẹ cũng hi vọng con có những chiếc răng khỏe và hàm răng đều đẹp. Một số phụ huynh sẽ hỏi tại sao răng vĩnh viễn mới mọc không được mịn màng, nó có phát triển tốt không? Nói chung, răng vĩnh viễn mới mọc sẽ có hình dạng lượn sóng hoặc lởm chởm, bởi vì răng được hình thành bởi sự hợp nhất của một số chất trong quá trình phát triển, đó là một hiện tượng tự nhiên.

Hơn nữa do thể tích răng sữa rụng tương đối nhỏ, và răng vĩnh viễn mọc tương đối rộng, có thể lúc này khe hở để răng mọc ra không đủ, hiện tượng sắp xếp không ngay ngắn. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần phải quá lo lắng, kích thước to nhỏ của răng sẽ không thay đổi sau khi mọc răng, nhưng hàm sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng, sau khi có đủ độ hở, vị trí của răng có thể tự điều chỉnh ngay ngắn.

Nếu cha mẹ muốn con cái có một hàm răng gọn gàng, bạn nên cho con ăn một số hạt thô, thức ăn giàu chất xơ hoặc thức ăn cứng để giúp trẻ sử dụng răng nhiều hơn, với mục đích kích thích sự phát triển của hàm.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 10 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 15 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top