Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phân biệt cảm cúm với cảm lạnh để tránh tốn thuốc, hại người

Thứ ba, 09:00 29/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đang là giao mùa xuân – hạ, thời tiết với độ ẩm cao rất thuận lợi cho virus các bệnh cảm cúm, cảm lạnh phát triển. Tuy nhiên, triệu chứng của cảm cúm thông thường và cảm lạnh khiến bạn dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn. Dưới đây, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên.

Khi thấy sốt cao, đau nhức toàn thân cần đi viện khám để tránh nhầm lẫn cảm lạnh. Ảnh: N. Mai
Khi thấy sốt cao, đau nhức toàn thân cần đi viện khám để tránh nhầm lẫn cảm lạnh. Ảnh: N. Mai

Bệnh tăng nặng vì nhầm cảm cúm với cảm lạnh

Những ngày này, thời tiết chuyển mùa giữa xuân sang hạ, độ ẩm tăng cao khiến các loại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh phát triển. Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lượng người đến khám và nhập viện tăng vọt, nhất là trẻ nhỏ. Không ít người vào viện trong tình trạng bệnh nặng do nhầm giữa cảm cúm với cảm lạnh.

Chị Trần Mai Anh (ở Hải Phòng) cho biết, mấy hôm trước chị đi làm bị dính mưa. Về nhà bị chảy nước mũi, hắt hơi liên tục chị chủ động ra hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt và cảm cúm về uống nhưng vẫn không dứt được các triệu chứng. Tới ngày thứ 5, chị lại thấy sốt cao, đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn. Quá lo lắng, gia đình đã đưa chị vào bệnh viện để kiểm tra. Qua thăm khám, các bác sỹ cho biết, chị bị cúm chứ không phải là cảm lạnh thông thường nên uống thuốc không điều trị dứt điểm được bệnh.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tử vong vì chủ quan với bệnh cúm. ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, cảm cúm và cảm lạnh có những biểu hiện khá giống nhau như: Hắt hơi, ho, đau họng, sốt... nhưng đây là hai bệnh khác nhau. Bệnh cúm nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với chứng cảm lạnh.

Cảm cúm gây ra do virus cảm cúm, thường gặp vào mùa lạnh, giao mùa. Hiện có nhiều chủng cúm khác nhau như loại: A, B, C trong đó virus cúm A hoặc B thường gây bệnh cho người và lây lan rất nhanh. Một vài chủng cúm nguy hiểm như: Cúm A/H1N1, H5N1, H7N9 có khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên, những chủng cúm này hiếm khi lây từ người sang người.

Bệnh cúm thông thường chỉ diễn ra từ 1-2 tuần nhưng gây ra cho bệnh nhân rất nhiều mệt mỏi cho cơ thể, ảnh hưởng tới cuộc sống. Biểu hiện bệnh diễn tiến nhanh là ho, đau họng, đột ngột sốt cao 39- 40oC kèm theo rét run, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, đau nhức mỏi toàn thân, đau cơ bắp và khớp. Bệnh cúm không điều trị kịp thời dễ biến chứng viêm phế quản, viêm phổi và nguy hiểm tính mạng.

PGS.TS Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân mắc cúm hay có diễn biến bệnh bất thường, không tự khỏi nếu là người có mắc bệnh mãn tính như tim mạch, bệnh về phổi như hen phế quản, giãn phế quản... Đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ có nguy cơ diễn biến nặng hoặc biến chứng. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc cúm dễ có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.

Trong khi đó, cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp nhẹ hơn cúm, thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp gây ra. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho. So với cúm dịch, chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi.

Điều trị đúng cách

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, điều trị cúm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ là chữa triệu chứng (giảm hắt hơi, sổ mũi...) giảm đau nhức và ngăn chặn các biến chứng chứ không phải là thuốc điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc diệt virus phải được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, không được tự ý dùng.

Cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối. Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1 hiện nay.

Người bệnh cúm nên được cách ly, hạn chế giao tiếp để không lây lan bệnh cho người khác. Trường hợp sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Cần tránh dùng aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye (bệnh lý não, gan) nguy hiểm với bệnh nhân. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá mức sẽ giúp việc tự hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra nên tiêm vaccine cúm hàng năm.

Với cảm lạnh, các chuyên gia y tế khuyên, người cảm lạnh ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng. Ngoài ra, một số bài thuốc Đông y hoặc các biện pháp điều trị dân gian như xông, đánh gió cũng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Lá xông gồm lá sả, lá bưởi, lá hương nhu, kinh giới, ngải cứu... Những loại lá này có chứa các tinh dầu cay, nóng rất hữu hiệu để giải cảm.

Mọi người cần lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp. Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ. Mọi người cũng cần tránh không xông nhiều lần vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước. Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn. Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.

Thời tiết hiện nay rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, để phòng tránh bệnh, mọi người cần nâng cao sức để kháng của cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện… chống lại các tác nhân gây bệnh. Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn >1m và mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người.

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp

H.My – H.Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Ăn đậu lăng giúp giảm cholesterol và đường huyết hiệu quả, từ đó phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Sống khỏe - 4 giờ trước

Gamma Lipid là sản phẩm dinh dưỡng dạng thức uống từ hạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu và công nghệ chất lượng từ các nước Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ.

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 12 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

Top