Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản trị chân sưng tấy, ngứa “phát điên” khi đi trời mưa

Thứ tư, 09:00 09/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau khi lội nước, nhất là trong những ngày mưa, nhiều người kẽ chân bị bợt ra, ngứa ngáy, đau đớn. Để tránh nhiễm trùng, chân sưng tấy, ngứa “phát điên” vì nước ăn chân, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây.

Dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội, cho thêm phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Ảnh: T.G
Dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội, cho thêm phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Ảnh: T.G

Chân ngứa “phát điên” mỗi khi bì bõm lội nước trời mưa

Trong những ngày mưa vừa qua, chị Lương Thị Minh (ở Hà Nội) phải khổ sở sống trong cảnh đường phố hễ mưa lớn là ngập, ứ đọng nước nhiều tiếng đồng hồ. Khổ nhất là sau khi thường xuyên đi qua đoạn đường ngập, chân chị lại ửng đỏ, sưng tấy, ngứa “phát điên”. Chị cho hay, nếu không bôi thuốc kịp thời có thể bị nứt da, chảy máu vô cùng đau đớn làm việc đi lại rất khó khăn.

Theo BS Đinh Doãn Thạch (Bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2), sau những trận mưa lớn kéo dài, điều kiện nguồn nước, vệ sinh và môi trường thường không được đảm bảo rất dễ tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập vào da gây nên các viêm nhiễm về da. Các bệnh về da dễ gặp phải là nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở…

Trong đó, nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải tiếp xúc chân trần với nước, nhất là các nguồn nước bẩn trong các mùa mưa lũ hoặc môi trường ẩm ướt, làm việc trên ruộng bùn, những người thường đi giầy kín, ra nhiều mồ hôi ở chân. Khi bị nước ăn chân, da chân ở các kẽ bị bong vảy, ngứa ngáy, dần dẫn da bị mủn trắng, loét, chảy dịch, nứt kẽ rất đau.

Bệnh tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng khiến cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bị bội nhiễm có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ bàn chân bị sưng tấy lên và có mủ… Khi đó cần phải đi khám để bác sĩ có các phương thuốc bôi, điều trị dứt điểm tình trạng này.

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cũng cho biết, nước ăn chân là một loại nấm gây ngứa, rát và mọc các mụn nước nhỏ gây loét lở ở kẽ chân và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân. Nếu để lâu, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và lan rộng, gây mưng mủ, sưng viêm ảnh hưởng đến việc đi lại.

Điều đáng nói là nhiều trường hợp có những sai lầm trong điều trị khiến cho tình trạng thêm nặng. Chẳng hạn đi giầy, tất kín khi bị nước ăn chân vì nghĩ rằng sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vùng tổn thương, bệnh sẽ nhanh khỏi. Điều này chỉ làm cho chân ẩm ướt thêm tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Hay như vừa ngâm rửa, bôi thuốc xong không giữ cho vùng tổn thương khô ráo lại để tiếp xúc với các nguồn nước khác, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm. Khi ẩm ướt, nấm sẽ mọc trở lại.

Bên cạnh đó, bệnh có thể lây nếu dùng chung nguồn nước và các vật dụng như tất, giày… Bởi vậy cần lưu ý cho người bị nước ăn chân dùng riêng để tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Khi thấy các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ không nên gãi nhiều vì càng gãi vùng da tổn thương càng dễ bị trầy xước, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Nhiều người bị chảy nước, mưng mủ rất đáng sợ.

Mẹo đơn giản “trị” nước ăn chân

Theo BS Đinh Doãn Thạch, để tránh bị nước ăn chân sau khi tiếp xúc với nước,bùn bẩn hoặc ngâm mình dưới nước bẩn, cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, lau khô nhất là những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay…

Khi bị nước ăn chân, nấm những cơn đau ngứa khiến cho người bệnh rất khó chịu. Cách đơn giản nhất để chống lại là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Có thể pha muối vào trong chậu nước rồi ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút, khoảng 2-3 lần/ngày. Sau khi ngâm xong cần phải lau khô bằng khăn mềm rồi bôi thuốc. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.

Đa số các trường hợp bệnh về da do tiếp xúc với nước bẩn mùa mưa, bệnh nhân chỉ cần dùng những loại thuốc bôi, rửa ngoài da là có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Trong Tây y thường dùng các loại kem bôi ngoài da chuyên dụng. Người bệnh có thể bôi một trong các thuốc sau: ASA, BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem. Sau khi chạm vào chân nên rửa tay để tránh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn cần đi khám chuyên khoa da liễu, đặc biệt là khi có bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết, trong Đông y để chữa nước ăn chân, nấm chân vẫn thường dùng những dược liệu có tính sát khuẩn mạnh hoặc có chất tannin để ngâm hoặc bôi vào chân. Chẳng hạn:

- Kim ngân hoa: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân ngày 2 – 3 lần.

- Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ tử sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Dùng lá lốt, lá trầu không vò nát xát vào các kẽ ngón chân. Hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa có thể khỏi. Có thể dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội rồi cho thêm cục phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa.

- Lá chè xanh và lá phèn đen nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt giã nát, thêm ít nước dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau.

- Lá mướp non hoặc búp ổi giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày vài lần.

Mặc dù dùng các loại lá để trị nước ăn chân là lành tính nhưng lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, khi dùng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không… để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa kỹ, tránh lá còn bụi bẩn hoặc có trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân, làm bệnh trầm trọng hơn.

Điều quan trọng nhất mọi người bệnh cần chú ý là sau khi bôi thuốc hoặc ngâm chân với các dược liệu cần phải giữ cho vùng đó khô, tránh ẩm ướt, nếu không sẽ rất lâu khỏi.

Khi bị nước ăn chân, nấm những cơn đau ngứa khiến cho người bệnh rất khó chịu. Cách đơn giản nhất để chống lại là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Có thể pha muối vào trong chậu nước rồi ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút, khoảng 2-3 lần/ngày. Sau khi ngâm xong cần phải lau khô bằng khăn mềm rồi bôi thuốc. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.

Khi dùng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không… để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa kỹ, tránh lá còn bụi bẩn hoặc có trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân, làm bệnh trầm trọng hơn.

Khi bôi thuốc hoặc ngâm chân với các dược liệu cần phải giữ cho vùng đó khô, tránh ẩm ướt, nếu không sẽ rất lâu khỏi.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 1 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Top