Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các phương pháp chống loét tì đè ở người bệnh nằm lâu

Thứ ba, 09:58 13/10/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Loét tì đè rất thường gặp ở người bệnh nằm lâu ngày, đặc biệt là người cao tuổi. Nguyên nhân chính dẫn tới loét tì đè là do thiếu xoay trở, dẫn tới mạch máu bị chèn ép, giảm lượng máu và dinh dưỡng tới mô ở các vùng bị đè cấn, đo đó các mô dần bị hoải tử. Vậy làm thế nào để giúp tránh loét tì đè ở những người cao tuổi hạn chế khả năng vận động và đi lại?

 

 

Với những người cao tuổi không thể tự mình vận động, gia đình và người thân hoàn toàn có thể giúp họ tập luyện chống loét theo những phương pháp đơn giản sau đây:

Thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ngồi

Người bệnh cần được thường xuyên thay đổi tư thế nằm để giảm sức ép lên vùng da bị đè cấn. Nên thay đổi tư thế nằm cho người bệnh khoảng 1-2 giờ một lần, và cố gắng thay đổi càng nhiều tư thế đa dạng càng tốt, sao cho mỗi vùng da bị đè cấn chịu áp lực trong thời gian ngắn nhất. Có thể xoay trở cơ thể người bệnh theo chiều kim đồng hồ: nằm nghiêng trái, nằm sấp, rồi nằm nghiêng phải, nằm ngửa. Đối với những người ngồi xe lăn, cứ cách 15 – 30 phút, người bệnh cần được nhấc mông lên 1 lần.

Xoa bóp

Xoa bóp có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm nguy cơ loét tì đè. Người nhà bệnh nhân có thể kết hợp thường xuyên xoa bóp các vùng da bị đè cấn để chống loét, đồng thời vận động nhẹ các khớp xương giúp người bệnh nằm lâu giảm mệt mỏi, đau nhức. Thường xuyên mát xa cũng giúp người nhà dễ dàng quan sát và phát hiện sớm các dấu hiệu của loét tì đè như các vết sậm màu, vết đỏ trên da. .

Dùng các sản phẩm hỗ trợ

Đệm nước/đệm hơi là công cụ đắc lực để phòng chống loét tì đè. Đệm được cấu tạo gồm nhiều múi khác nhau, khi bơm hoạt động thì hơi sẽ được luân chuyển liên tục từ múi hơi này sang múi hơi khác, giúp giảm lực tiếp xúc trên bề mặt da. Nếu không có điều kiện sử dụng đệm hơi, thì người nhà có thể sử dụng gối để kê vào dưới cơ thể, thay đổi vị trí gối thường xuyên giúp thay đổi vị trí da tiếp xúc với bề mặt giường bệnh.

Thường xuyên thay tã

Ẩm ướt da cũng tăng nguy cơ gây loét tì đè. Vì vậy, nên thay tã cho người bệnh ngay khi người dùng tiêu bẩn, hoặc thay thường xuyên sau 3-4 tiếng. Không nên để người bệnh mặc miếng tã đã bị tiêu bẩn trong thời gian quá lâu, để tránh ẩm ướt và gây nhiễm trùng cho người bệnh. Ngoài ra, khi muốn đưa tã giấy vào dưới lưng của người bệnh, không nên nhấc toàn bộ phần dưới của cơ thể bệnh nhân, mà nên đẩy người bệnh nằm nghiêng, sau đó đưa tã vào rồi để người bệnh xoay người nằm trên miếng tã, giúp thao tác dễ dàng và tránh gây tổn thương cho người bệnh.

 

Bài viết có tham khảo cách chăm sóc người lớn tuổi theo mô hình từ Nhật Bản do nhãn hàng Caryn giới thiệu. Hiện Caryn đang cung cấp dòng tã dán với 3 cỡ: M, M-L và L-XL, với các gói 10 miếng và và 20 miếng tiện lợi, thêm lựa chọn cho người tiêu dùng. Ngoài sản phẩm tã dán, nay còn có tã quần cho người đi lại được hoặc đi lại cần trợ giúp, tấm đệm lót giúp thêm bảo vệ chống trào và miếng lót bổ sung giúp thay tã thường xuyên.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 9 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top