Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bụi mịn đang đe dọa chất lượng sống của người dân Hà Nội và TPHCM

Thứ ba, 07:40 09/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Báo chí trong và ngoài nước đang liên tục đề cập đến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TPHCM. Các thông tin cho thấy, thời gian qua, nhiều ngày bụi liên tục lơ lửng trong không khí, đe dọa sức khỏe người dân.


Khẩu trang bình thường không ngăn được bụi mịn, nên nó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi... Ảnh: T.L

Khẩu trang bình thường không ngăn được bụi mịn, nên nó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi... Ảnh: T.L

Báo động ô nhiễm bụi trong không khí

Báo cáo chất lượng không khí năm 2018 của Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual cho hay, Hà Nội đứng thứ 12 trong 62 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Hà Nội ô nhiễm thứ hai, sau Jakarta của Indonesia. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hà Nội chỉ có 38 ngày không khí sạch trong một năm.

Gần đây nhất, theo số liệu quan trắc tại 10 trạm đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội do Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy tuần từ ngày 20 đến 26/1/2019, chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội suy giảm rõ rệt so với những tuần trước đó, nhiều nơi ở mức kém và xấu.

Tuy nhiên, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường đô thị và công nghiệp cho rằng ô nhiễm của Hà Nội hiện nay chưa vượt mức báo động, chỉ có một số ngày vượt mức 300 hay 400 AQI, tức là vượt khoảng 1,5 cho đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép, không kéo dài nhiều ngày cho nên việc báo động cảnh giác chưa cần thiết lắm.

Nhưng thực tế cho thấy ảnh hưởng của bụi và bụi siêu mịn đến người dân Hà Nội đang ở mức đáng báo động. Tại Hà Nội, trên tuyến đường Phạm Văn Đồng - nơi đang có các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội, trong những ngày hanh khô, dọc tuyến đường này bao trùm khói bụi. Dọc hai bên đường, nhà dân bị phủ những lớp bụi dày do các phương tiện giao thông qua lại cuốn lên. Tuyến đường Phạm Văn Đồng qua kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy luôn ở mức cao nhất trong 10 điểm đo không khí của Sở TN&MT Hà Nội.

Còn tại TPHCM, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn cũng đáng báo động dù các chỉ số có dấu hiệu tích cực hơn so với chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường, thuộc Sở TN&MT TPHCM, trong 10 năm gần đây, các chỉ số về bụi, hạt bụi mịn (PM10), siêu mịn (PM2.5), NO2, ở những vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông ở TPHCM luôn vượt chuẩn, có nơi gấp gần 10 lần quy chuẩn. Đây là những thông số được Trung tâm tính toán từ các thống số đo được vào thời điểm sáng từ 7h30 - 8h30, chiều từ 15h - 16h.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh, Trường ĐH GTVT trong bài viết về “Hệ thống quản lý môi trường không khí giao thông đường bộ ở Việt Nam” trên tạp chí giao thông vận tải cho rằng: Ở nước ta, ô nhiễm do hoạt động giao thông đường bộ đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay.

Đặc biệt bụi và bụi mịn xuất hiện nhiều ở các khu vực đang trong quá trình xây dựng và các nút giao thông đường bộ nơi có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Phần lớn tại các khu vực này nồng độ bụi và bụi mịn vượt quá tiêu chuẩn cho phép khá cao khoảng từ 1,5 – 2,5 lần, số này có giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt quy định do nồng độ bụi PM10 (vượt ngưỡng 100) dẫn đến không đảm bảo ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với sức khỏe cộng đồng.

Phòng chống “sát thủ” nguy hiểm trong không khí


Ô nhiễm do hoạt động giao thông đường bộ đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Ảnh: T.L

Ô nhiễm do hoạt động giao thông đường bộ đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Ảnh: T.L

Bụi và bụi mịn thường tăng cao rõ rệt vào các giờ cao điểm sáng 7h-8h và chiều 18h-19h, giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa 13h-14h và ban đêm 23h-1h, phụ thuộc vào lượng lớn các phương tiện giao thông di chuyển.

Theo các chuyên gia, với ngưỡng phân chia chất lượng không khí thành 5 nhóm tác động đến sức khỏe con người từ: tốt, trung bình, kém, xấu, nguy hại, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở nhóm kém trong quý 1 của năm 2019.

Theo ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch tổ chức Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, chỉ số ô nhiễm bụi PM2.5 lên cao ở các thành phố lớn là điều rất đáng ngại bởi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, có thể đi thẳng vào phổi. Loại bụi này hình thành từ các chất như carbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch.

Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 cho biết đối với trẻ em sống ở 3 TP Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.

Cho dù được cảnh báo là bụi và bụi mịn không vượt mức quá cao như báo động và không nguy hiểm nhưng rõ ràng bụi đang có những tác động, ảnh hưởng không tốt. Vậy chính quyền và người dân các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cần làm gì để phòng ngừa là câu hỏi được đặt ra và cấp thiết nhất lúc này!

Khí thải từ xe máy là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, vì vậy mà các cấp Chính quyền cần phải có những biện pháp mạnh trong việc giảm thiểu xe máy, các phương tiện lưu thông ở những nơi tập trung nhiều dân cư; sử dụng ô tô, các phương tiện giao thông công cộng sẽ phần nào giảm bớt được lượng khí thải thải ra môi trường.

Cùng với việc trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020, thì việc HĐND TP Hà Nội thông qua Đề án quản lý phương tiện giao thông, phát triển giao thông công cộng, theo đó đến năm 2030, toàn bô khu vực nội thành sẽ cấm xe máy. Đây là một trong những đề án được đánh giá cao trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí môi trường, đặc biệt là bụi và bụi siêu mịn. Tuy nhiên, có thực hiện được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm của chính quyền cũng như nỗ lực của người dân.

Để giữ gìn sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình, bản thân mỗi người dân cần phải có những biện pháp phòng và chống bụi, bụi siêu mịn một cách hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia, khẩu trang được kì vọng sẽ hạn chế không khí ô nhiễm, tuy nhiên khẩu trang chỉ có thể chặn phần nào những hạn bụi có kịch thước 10µm, còn với bụi siêu mịn 2,5µm thì không hiệu quả. Việc có máy lọc không khí được đặt trong phòng làm việc hay sử dụng cho gia đình cũng là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, cũng không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí ở nơi bạn sống đang ở mức cao, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên có một chế độ ăn thật nhiều dinh dưỡng gồm rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C,… cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra.

Do bụi mịn PM2.5 với kích cỡ li ti bằng 1/30 sợi tóc nên được coi là "sát thủ" nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp. Những bụi này khẩu trang bình thường không ngăn được, nên nó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch, thậm chí còn làm thay đổi cấu trúc AND của con người.

Bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này tương tự như khi bầu không khí có độ ẩm cao hoặc sương mù.

Thúy Hằng – Minh Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 4 phút trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 1 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Top