Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị vảy nến có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Chủ nhật, 07:29 22/10/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong số hơn 2.000 hồ sơ bệnh lý vảy nến đang được Bệnh viện Da liễu Trung ương quản lý, có không ít người vì tự ý uống thuốc điều trị với niềm tin có thể chữa dứt điểm bệnh, đã khiến bệnh nặng hơn, thậm chí còn rước thêm nhiều bệnh trọng.


Khám bệnh cho một trường hợp bị vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: PV

Khám bệnh cho một trường hợp bị vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: PV

Uống 6 thìa thuốc, “rước” thêm suy thận trường kỳ

Anh Võ Chí C (45 tuổi, ở Hà Nội) bị bệnh vảy nến đã lâu. Anh kể, ban đầu, trên cơ thể anh xuất hiện các nốt sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Thấy lạ, anh C đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tại đây, bác sĩ xác định anh bị vảy nến và tư vấn cách điều trị căn bệnh này.

Về nhà, anh C gặp một thầy lang gần nhà. Thầy lang cho biết, có thể chữa được bệnh vảy nến chỉ bằng vài thang thuốc. Theo hướng dẫn, anh C phải uống 6 thìa thuốc sắc/ngày. Bệnh chưa thuyên giảm thì sau nửa tháng uống thuốc liên tục, anh C đã bị nhiễm trùng, toàn thân chảy mủ phải quay lại Bệnh viện Da liễu Trung ương cấp cứu trong tình trạng rất nặng. 30 ngày ròng rã sau đó, da tay da chân anh bị bong như bóng bì. Đáng buồn hơn, trong quá trình điều trị, anh C còn được phát hiện bị suy thận. Sau khi được điều trị tích cực, hiện nay tuy bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch nhưng phải vừa điều trị vảy nến vừa phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần.

Một bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đang được quản lý điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương là chị Trần Thu H (ở Nam Định). Chị H phát hiện bệnh từ năm 16 tuổi, đến nay, chị đã trải qua hơn 20 năm có bệnh trong người. Chị chia sẻ, khi mới mắc bệnh, da chị bong tróc ra từng mảng vảy, kèm theo ngứa. Hàng xóm đồn đoán chị nhiễm HIV. Chị bị xa lánh, kỳ thị, luôn phải thu mình, thậm chí không ít lần còn nghĩ quẩn. Căn bệnh ngoài da lạ lùng này của chị H ngày một nặng nhất là khi vào Đại học. Đó là khi chị 19 tuổi, là sinh viên năm thứ 2, bệnh phát ra toàn cơ thể. Không thể vượt qua được nỗi mặc cảm, chị quyết định nghỉ học. Lạ hơn, cứ khi cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, bệnh sẽ phát ra toàn thân. Tổng cộng, chị có 4 lần bị như thế, phải vào viện điều trị. Giờ, chị H đã tìm cách chung sống hòa bình với bệnh, không còn mặc cảm tự ti nữa.

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong số hơn 2.000 hồ sơ bệnh lý vảy nến mà Bệnh viện Da liễu Trung ương đang quản lý, có không ít trường hợp đang từ thể nhẹ ổn định, bất ngờ chuyển sang thể nặng. Hoặc bình thường đôi khi chỉ có 1-2 tổn thương ngoài da thôi nhưng do điều trị không đúng cách đã dẫn đến bị mụn đỏ, mụn mủ toàn thân, thậm chí sốt cao, ngộ độc thuốc hoặc các biến chứng về khớp, gây sưng đau các khớp, trong đó hay gặp nhất là ngộ độc do kim loại nặng.

“Rất nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị theo dân gian khiến ngộ độc asen mạn tính, hoặc các thuốc dùng không kiểm chứng, thuốc pha thêm Đông y vào Tây y khiến gặp các biến chứng suy thận, suy thượng thận…”, PGS.TS Lê Hữu Doanh nhấn mạnh.

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn

Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở đầu gối, chân, lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Dù không phải là bệnh lý ác tính nhưng vảy nến khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân chính xác của vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Các stress tâm lý, sử dụng thuốc corticosteroid... có thể làm nặng bệnh. Rượu cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng lên.

Khi bị vảy nến, các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, ụ ngồi, mông và cẳng chân. Vảy nến là một bệnh mãn tính, diễn biến lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục.

BS Hoàng Văn Tâm - phụ trách Phòng khám chuyên khoa vảy nến - thông tin, hiện nay các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam đã tiếp cận được với trình độ quốc tế. Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có những hướng dẫn điều trị cập nhật từ năm 2017 các phác đồ điều trị của thế giới. “Các thuốc từ đơn giản nhất như là thuốc bôi cho đến thuốc toàn thân, các phương pháp điều trị ánh sáng đến các thuốc sinh học mới nhất thì tại Việt Nam cũng đã có. Việc quản lý điều trị bệnh vảy nến ở Việt Nam đều đáp ứng được”, BS Hoàng Văn Tâm chia sẻ. BS Hoàng Văn Tâm cũng khuyến cáo, bệnh nhân tuyệt đối không nên nghe theo những lời chỉ bảo mang tính chất tâm linh hay những phương pháp điều trị được gọi là theo dân gian, một số thuốc tự chế do những người không có hiểu biết về ngành Y Dược.

Các bác sĩ cho biết, một trong những phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến hiện nay là điều trị bằng UVB dải hẹp toàn thân. Đây là phương pháp mới, ổn định bệnh lâu dài. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và của Bệnh viện Da liễu Trung ương, khoảng gần 50% bệnh nhân vẫn ổn định bệnh sau 6 tháng.

Nhiều bệnh nhân khi thấy da bị ửng đỏ tróc vảy đã không kiên nhẫn bôi thuốc chữa bệnh vảy nến để làm các lớp vảy mềm đi mà lại dùng dao, kéo hoặc tay tự bóc vảy khiến cho người bệnh thêm đau đớn và khó chịu hơn. Ngoài ra, một số bệnh nhân khi vảy nến tái phát đã tự đi mua thuốc điều trị mà không cần biết bệnh của mình nặng hay nhẹ. Thói quen tự dùng thuốc như vậy rất nguy hiểm, nhất là các thuốc có corticoid. Khi dùng liều cao, bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nhưng khi tái phát sẽ bị nặng hơn và lan tràn khắp toàn thân, có khi chuyển sang thể khác như vảy nến thể mủ.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top