Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa

Thứ sáu, 07:50 17/04/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS. BS Hoàng Kim Ước - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, hiện toàn quốc có khoảng 2 triệu bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ).

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không được chẩn đoán khá cao (khoảng 62%) và bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hoá.

Ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng ở cả thành phố và nông thôn. Vậy, làm thế nào để tránh mắc bệnh ĐTĐ, thưa bác sĩ?
 

Bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ảnh: TG).

- Trước hết, người dân cần biết những nguy cơ gây bệnh ĐTĐ. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ, người thừa cân, béo phì, người ít hoạt động thể lực, người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, phụ nữ tiền sử sinh con trên 4kg, những người trên 55 tuổi... là những người có nguy cơ cao bị bệnh ĐTĐ, nên đi khám thường xuyên. Đặc biệt, những người đã bị tiền ĐTĐ là những người bị rối loạn đường máu lúc đói (chỉ số đường huyết từ 6,1 - < 7 mmol/L) hoặc những người bị rối loạn dung nạp glucose (đường huyết sau ăn 2 tiếng từ 7,8 - < 11,1 mmol/L), hoặc những người có từ 2 yếu tố nguy cơ nói trên trở lên là những người có nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần khám bệnh định kỳ 6 tháng, thậm chí 3 tháng một lần để phát hiện bệnh ĐTĐ. Người dân cũng nên biết những người đã bị tiền ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ thực sự rất cao, nếu không phòng bệnh tích cực thì 50% trong số họ sẽ mắc bệnh ĐTĐ trong vòng 5 năm sau đó.

ĐTĐ tuýp 2 được coi là bệnh của người trung tuổi, điều này đúng hay sai, thưa bác sĩ?

Theo kết quả điều tra sơ bộ về ĐTĐ do Bệnh viện Nội tiết TƯ tiến hành trên toàn quốc năm 2008, ở lứa tuổi từ 30-69, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ chiếm 5%, tỉ lệ này ở thành phố lớn là 7,2%. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện và điều trị kịp thời lên tới hơn 62%.

Bệnh nhân ĐTĐ nên vận động với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần, chia đều trong thời gian 3 – 5 ngày trong tuần. Chế độ dinh dưỡng nên tuân thủ như sau: 55-65% năng lượng thu thập được từ tinh bột; 25-30% năng lượng thu thập được từ dầu, mỡ; 15% năng lượng từ đạm; hạn chế muối; uống đủ nước (1,3– 1,5 l/ngày); tăng cường rau quả xanh, chất xơ; tránh ăn mỡ, phủ tạng động vật, rượu bia.

- Trước kia, ĐTĐ tuýp 2 thường ở những bệnh nhân trên 40 tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ngày càng trẻ hóa, đã rất nhiều người mắc bệnh ở tuổi 30, thậm chí dưới 30 tuổi kể cả trẻ em. Ở những nước phát triển, bệnh ĐTĐ tuýp 2 chủ yếu gặp ở người già mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm chức năng của tuyến tụy; ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì nguyên nhân của ĐTĐ tuýp 2 là sự kết hợp của yếu tố gene và môi trường, làm suy giảm chức năng của tuyến tụy. Yếu tố môi trường ở đây là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, liên quan đến hành vi, lối sống như chế độ dinh dưỡng, luyện tập... Tuy nhiên, yếu tố môi trường quyết định tới 50% nguy cơ phát bệnh, còn lại là do gene di truyền.

Một biến chứng thường gặp của ĐTĐ là loét bàn chân. So với các nước khác, biến chứng này có thường gặp ở Việt Nam không, thưa ông?

- Hiện tại, chưa có số liệu điều tra đầy đủ về biến chứng bàn chân ở người bệnh ĐTĐ. Nhưng từ các số liệu thống kê ban đầu, các báo cáo từ các bệnh viện thì tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng bàn chân ở nước ta tương đối cao so với các nước khác. Biến chứng bàn chân do ĐTĐ là một trong những biến chứng mãn tính, phổ biến nhất của bệnh ĐTĐ và thường gây tàn phế như cắt đoạn chi mà nguyên nhân là do kiểm soát không tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý mạch máu, biến chứng thần kinh, kết hợp với tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh ĐTĐ nhiều khi gặp những biến cố rất nhỏ như giẫm phải gai, hay chỉ đơn giản là cắt móng chân bị chảy máu cũng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, lở loét, đoạn chi. Bệnh viện Nội tiết đã phải tiếp nhận những bệnh nhân vào viện với biến chứng bàn chân ĐTĐ, nhưng bệnh nhân chưa bao giờ được chẩn đoán bị bệnh ĐTĐ trước đó.

Tâm lý người bệnh có ảnh hưởng đến chất lượng điều trị không, thưa ông?

- Chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều người bị ĐTĐ do kiến thức về bệnh tật hạn chế, bi quan chán nản dẫn đến tâm lý tiêu cực. Nhiều người cho rằng, bệnh này cả đời không khỏi, đằng nào cũng chết thì cần gì phải kiêng khem, cứ ăn uống thoải mái dẫn đến bệnh không thể kiểm soát được và ngày càng trầm trọng. Suy nghĩ này hoàn toàn không đúng. Đúng là bệnh ĐTĐ hiện nay chưa thể chữa khỏi, nhưng nếu kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ tim mạch thì về cơ bản, người bệnh ĐTĐ không có gì khác biệt nhiều so với những người không bị bệnh. Tâm lý thoải mái, ăn uống chừng mực, thường xuyên hoạt động thể lực, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, biết cách tự theo dõi và kiểm soát đường huyết có thể mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ.

-  Xin cảm ơn ông!
 
Hạnh Quỳnh
 
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 17 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top