Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh... "nghiện" truyền dịch

Thứ năm, 16:18 16/07/2009 | Sống khỏe

"Dạo này người hơi ốm, mệt mỏi quá, có khi hôm nào phải đi truyền chai đạm" - Bạn có thể nghe câu than thở này ở bất cứ đâu. Truyền để hạ sốt. Truyền để đẹp da. Thậm chí, hễ nghe ai ốm là tức khắc có người hỏi, ốm lâu thế, truyền chưa?

 
Đi truyền dịch có vẻ là phương pháp chữa bệnh rẻ, nhanh, dễ thực hiện mà chả cần khám chữa hay xét nghiệm gì nên dường như ai cũng thích. Hiệu quả có thấy hay không không cần biết. Nhưng ít nhất là đạm, vitamin vào thẳng người thì thiệt đi đâu được?
 
Mà thích nhất là lối chữa bệnh ấy, khỏi phải xếp hàng đợi, trung tâm y tế cũng được, phòng khám tư cũng được, mời y tá đến nhà cũng được. Mà thậm chí, bà ô-sin nào có thâm niên chăm người ốm lâu năm ở bệnh viện cũng làm được. Truyền dịch - rút cục có thực là đơn giản?

Không phải bác sĩ nào cũng có thể trả lời cho bạn đúng và đầy đủ về kỹ thuật truyền dịch, điều đó chứng tỏ truyền dịch không phải cứ thích là làm được. Khi bạn được truyền dịch, điều đó có nghĩa là bạn đã được xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất nào, thiếu bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu, trong thời gian bao lâu. Do đó, nếu không hiểu đầy đủ, bạn sẽ cứ truyền và cơ thể cứ đào thải những thứ bạn “đổ” vào nó. Lãng phí, không hiệu quả và bạn có thể nhận thêm những biến chứng có thể xảy ra.

Dịch truyền là loại dung dịch có chứa nhiều chất khác nhau. Dịch truyền có thể dùng tiêm chậm hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bệnh nhân. Với đa phần là nước cất, người ta có thể dùng thêm một số loại dung môi hoà tan khác nhau tùy theo các dược chất có trong dịch truyền.
 
Có hai loại dịch truyền chính: một là bổ sung dinh dưỡng ngoài tiêu hoá, dùng cho những người không ăn được, hai là loại dùng để bù đắp những thiếu hụt mất máu, mất nước, bị bỏng nặng hay bị choáng. Dịch truyền có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc truyền dịch cũng gây biến chứng như sốc phản vệ. Cơ thể là một khối thống nhất hoàn hảo, do đó, nếu việc tiêm truyền không phù hợp sẽ gây các rối loạn khó xét đoán.
 
Ảnh minh họa.
 
Tác dụng của dịch truyền

- Cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể

- Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng

- Thay thế máu

Ngoài ra, người ta còn dùng dịch truyền chứa kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Như vậy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc.
 
Khi nào cần truyền dịch?
 
Dịch truyền được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hoá. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép.
 
Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không. Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: trước và sau khi phẫu thuật, khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc…
 
Theo Đẹp
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 17 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 33 phút trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Top