Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé nhà bạn có bị chậm nói?

Thứ ba, 07:00 29/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chậm nói sẽ làm chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt cũng như ngôn ngữ nghe – hiểu. Trong khi ngôn ngữ là vốn liếng giúp cho bé thành công trong việc học.

Quá trình phát triển nghe – nói được xây dựng từ lúc trẻ còn rất nhỏ và từng giai đoạn nếu trẻ có biểu hiện phát triển chậm hoặc không phù hợp thì cần phải can thiệp, không nên chờ đến 3-4 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể can thiệp kịp thời khi phát hiện sớm. Dưới đây là các dấu hiệu báo động mà phụ huynh chúng ta nên lưu ý nhé:

0-12 tháng

- Không bập bẹ: Bập bẹ là trẻ có thể phát ra một chuỗi các âm thanh như “baba”, “măm măm”.

- Không bắt chước động tác hoặc âm thanh con vật, đồ vật như ò ó o (tiếng gà gáy), gâu gâu (tiếng chó sủa), ụm-bò (tiếng bò kêu)

- Khó cho ăn (6-12 tháng): Chỉ bú bình, không thể đút muỗng.

- Không cùng chú ý: Không nhìn theo hướng ba, mẹ muốn chỉ cho bé thấy.

- Không đáp ứng khi gọi tên: Khi bé được 6 tháng tuổi, gọi tên bé biết quay lại.

- Có bệnh sử nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tái đi, tái lại.

1-2 tuổi

- Giới hạn từ vựng (2 tuổi, có khoảng 250 từ): Vốn từ diễn đạt rất ít, chỉ dùng được vài từ để giao tiếp.

- Không thể nghe – hiểu làm theo một yêu cầu đơn giản,  ví dụ “Đưa mẹ gấu bông!”.

- Nói lắp thường xuyên.

- Có những kiểu chơi rập khuôn lặp đi lặp lại, khác thường, ví dụ như chơi quay quay bánh xe đồ chơi, ít tương tác với mọi người xung quanh.

- Khó cho ăn.

2-3 tuổi

- Không nói được cụm từ 2-3 từ, ví dụ “Ba đi chơi!”.

- Người lạ chỉ hiểu được 50% những gì bé nói.

- Nói lắp.

- Không làm theo lời hướng dẫn .

- Có những kiểu chơi khác thường, tương tác xã hội kém.

3-4 tuổi

- Không nói được câu 4-5 từ, ví dụ ” Con muốn đi chơi”.

- Không thể trả lời một số câu hỏi.

- Lời nói khó hiểu với ba mẹ.

- Nói lắp.

- Không làm theo lời hướng dẫn.

- Có những kiểu chơi bất thường, tương tác xã hội kém.

Khi một bé đã có các dấu hiệu chậm nói so với trẻ bình thường khác, các phụ huynh nên cho bé đến gặp các nhà chuyên môn để kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến kỹ năng giao tiếp nói chuyện của bé. Các nhà chuyên môn chúng ta cần gặp là:

- Bác sĩ tai- mũi- họng, bác sĩ sẽ tìm các bệnh lý liên quan làm bé chậm nói như: Bệnh viêm tai giữa, dị tật tai, vấn đề bất thường về thần kinh thính giác.

- Bác sĩ thính học, bác sĩ này sẽ thực hiện các kiểm tra thính lực để bảo đảm sức nghe của bé bình thường, vì bé có nghe rõ thì mới học nói được.

- Nhà trị liệu ngôn ngữ, họ sẽ lượng giá mức độ phát triển về nghe-nói của bé, tìm ra các vấn đề khó khăn trong giao tiếp hoặc phát hiện các khiếm khuyết nguyên nhân làm cho bé chậm nói, từ đó lên kế hoạch can thiệp cho bé và tư vấn cho gia đình.

Hà Thị Kim Yến/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 9 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 14 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top