Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bát nước chấm ở giữa mâm cơm: Thói quen lâu năm nhưng rước bệnh tật ít ai ngờ!

Thứ sáu, 07:39 15/11/2019 | Sống khỏe

Thói quen ăn uống không hợp lý là 1 trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và gánh nặng bệnh, nhiều thói quen ăn uống tưởng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Người Việt ăn mặn


Các bác sĩ cho rằng, duy trì được một chế độ ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời sẽ giúp phòng tránh được suy dinh dưỡng ở tất cả các thể, bao gồm cả thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout…)

Theo định nghĩa mới nhất năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới, một chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều quả chín, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, đậu đỗ, hạn chế các thành phần như: đường tự do, các thức ăn vặt và đồ uống có đường, thịt chế biến sẵn và muối.

Một chế độ ăn lành mạnh, các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp cần phải được thay thế bằng chất béo chưa bão hòa.

Theo PGS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia một trong những thói quen phổ biến của người Việt bao đời nay luôn đặt một bát gia vị mặn như: nước mắm, xì dầu hay còn gọi là nước tương, bột canh, muối tiêu... trên mâm cơm hay trên bàn ăn.

Hơn nữa, món gia vị này lại thường được đặt ở vị trí trung tâm của mâm cơm, tuy nhỏ và không phải món ăn chính nhưng dường như lại không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày đối với mỗi gia đình.

Bát nước chấm ở giữa mâm cơm: Thói quen lâu năm nhưng rước bệnh tật ít ai ngờ! - Ảnh 1.

Thói quen dùng nước chấm, gia vị chấm không tốt cho sức khoẻ.

Không chỉ có bữa ăn trong gia đình dùng gia vị mà ngay cả ăn hoa quả người Việt cũng phải có tý muối để chấm. Điều này vô tình nạp thêm lượng muối từ bên ngoài vào cơ thể. Trong khi đó 1 người chỉ cần 5 gram muối mỗi ngày bao gồm và muối trong các món ăn, muối có sẵn ở thực phẩm ăn liền nên việc chấm thêm muối, nước chấm lượng muối tăng gấp 2, 3 lần cho phép.

PGS Mai cảnh báo, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận …

Hiện nay, đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 đến 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày.

Do vậy cần chú ý giảm các loại gia vị mặn chứa nhiều muối được cho vào trong quá trình nấu ăn

- Hạn chế ăn các món kho, rim, rang

- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, bánh mì, bim bim, các món ăn rang muối, dưa cà muối, cá khô...

- Hạn chế chấm nước mắm, muối, bột canh, tốt nhất là khi ăn các loại nước chấm thì nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác bù cho vị mặn bị bớt đi.

Nên sử dụng muối và bột canh có iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Cách ăn nhạt

TS Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, cách giảm muối trong bữa ăn như sau:

Thứ nhất, hãy tập thói quen không để bát nước chấm, gia vị trên mâm cơm, nhất là khi trong bữa ăn của chúng ta toàn các món đã chế biến đậm đà với các gia vị mặn rồi.

Thứ hai, hãy pha loãng bát nước mắm của mình trước khi ăn. Bạn cũng có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt … để giúp tăng cảm giác ngon miệng, bù lại việc giảm sự ngon miệng do giảm vị mặn mà bạn đã quen thuộc lâu nay.

Bát nước chấm ở giữa mâm cơm: Thói quen lâu năm nhưng rước bệnh tật ít ai ngờ! - Ảnh 2.

Cách hạn chế muối cho gia đình bạn là gì?

Thứ ba, nếu vẫn muốn chấm đồ ăn vào gia vị mặn trước khi ăn thì bạn nên chấm nhẹ, không nên dìm cả miếng thịt, gắp rau ngập sâu vào bát nước chấm rồi thâm chí còn lật đi, lật lại nhiều lần để cho ngấm đẫm nước chấm trước khi ăn.

Thứ tư, bạn cũng nên hạn chế thói quen chan nước mắm, nước kho thịt, kho cá vào cơm khi ăn vì các loại nước này cũng chứa một lượng muối đáng kể.

Thứ năm, hãy bỏ thói quen chấm trái cây vào các loại muối ớt, muối tiêu, muối tôm, muối ô mai, bột canh … khi ăn.

Hãy thực hiện việc giảm ăn muối và các gia vị có nhiều muối trong khi ăn, cùng với việc hạn chế cho thêm muối và các gia vị này khi chế biến và lựa chọn thực phẩm ít muối sẽ giúp chúng ta có chế độ ăn lành mạnh ít muối đề phòng chống tăng huyết áp và các bệnh mạn tính liên quan.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 17 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top