Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc xương khớp bí truyền, hiệu quả vượt trội điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống cổ, đốt sống lưng

Thứ sáu, 09:00 03/07/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bạn bị thoái hóa vôi hoá, gai đôi đốt sống cổ, đau vùng cổ, vai gáy, tê bả vai, cánh tay, rối loạn tuần hoàn não gây mất ngủ, đau đầu, nhức mắt, tê buồn chân tay, hạn chế vận động. Bạn bị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống lưng, đau đớn, với những cơn đau thắt lưng, âm ỉ, rả rích khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi vẹo vọ, lưng còng...

Bạn đã đi chữa nhiều bệnh viện, dùng nhiều thuốc cả Đông lẫn Tây y, nhưng bệnh không những không thuyên giảm mà có vẻ ngày càng nặng. Nhưng bạn đừng chán nản, chấp nhận. Vẫn còn hy vọng là Đông y bí truyền hiệu quả vượt trội.

Điều trị  thoái hoá, vôi hoá đốt sống cổ, lưng rất khó khăn, lâu dài và tốn kém. Có thể dùng vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng, thích hợp, dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, dùng các sản phẩm bổ sung một số dưỡng chất tăng cường sức khoẻ  bôi trơn sụn khớp với mục đích chỉ là kháng viêm, giảm đau, làm chậm sự tiến triển của thoái hoá. Điều trị triệt để là phải thay đổi cơ địa, chặn đứng thoái hoá và phục hồi các tổn thương sụn khớp càng nhiều càng tốt.

Từ lâu Đông y đã được dùng để trị các chứng phong tê thấp (trong đó có thoái hoá cột sống lưng, cổ). Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc đông y theo các bài thuốc cổ phương có trong sách thì chất lượng cũng na ná như nhau, khó mà có được thuốc hiệu quả vượt trội. Tuy rất hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc xương khớp bí truyền lâu đời của một lương y ở Tp. HCM là một ví dụ (hiện bài thuốc bí truyền này, được bào chế dạng viên, đã có mặt tại các hiệu thuốc)

Ông Th (64 tuổi, bác sĩ về hưu) bị thoái hóa, vôi hóa 3 đốt sống cổ, cử động, cúi,  nghiêng, xoay cổ rất khó khăn (muốn nhìn về phía sau ông không ngoái cổ được mà phải xoay cả người lại) và thường nghe thấy tiếng lạo xạo ở cổ. Ông bị đau, cứng vùng vai gáy, đôi khi đau lan xuống vai, cánh tay, tê một vùng ở cẳng tay, ngón tay. Mạch máu cổ bị chèn ép, gây thiếu máu não làm ông thường xuyên đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ. Ông đã khám chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc cả Đông và Tây y, chăm chỉ vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, tập luyện nhưng bệnh chỉ thuyên giảm được thời gian ngắn, rồi các triệu chứng khó chịu xuất hiện trở lại ngày càng thường xuyên và càng khó chịu hơn. Có bệnh thì vái tứ phương, sau khi được biết và dùng liên tục 4 tháng thuốc XƯƠNG KHỚP BÍ TRUYỀN các triệu chứng trên đã giảm hẳn. Dùng tiếp 2 tháng nữa các triệu chứng nay đã hết, vận động của cổ đã linh hoạt trở lại. X quang cho thấy mức độ thoái hóa các đốt sống cổ cải thiện rõ rệt. Ông quyết định dùng định kỳ mỗi đợt 2 tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Anh Kh (52 tuổi, doanh nhân) bị thoái hóa các đốt sống thắt lưng, đau cứng thắt lưng mỗi buổi sáng, thường xuyên đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết, xoay người, cúi nghiêng đều rất khó khăn, bệnh có vẻ ngày càng nặng, khiến anh hạn chế vận động. Khi mới chớm đau anh chỉ cần nghỉ ngơi 1 lúc là đỡ, nhưng càng ngày cơn đau càng liên tục và kéo dài, thậm chí đau cả khi anh ngủ. Mỗi khi xoay người anh nghe thấy cả tiếng lạo xạo ở cột sống thắt lưng. Cơn đau không chỉ ở vùng thắt lưng mà dần dần lan sang hông đùi và kéo tới ngày càng dồn dập hơn. Mặc dù đã khám chữa nhiều nơi, dùng đủ các loại thuốc uống, dầu xoa, chườm nóng, vật lý trị liệu, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng nhưng bệnh chỉ thuyên giảm 1 thời gian ngắn rồi các triệu chứng đau tê nhanh chóng trở lại. Được người bạn đồng nghiệp giới thiệu, sau khi kiên trì dùng 4 tháng thuốc XƯƠNG KHỚP BÍ TRUYỀN, thắt lưng đã mềm mại, hết đau, linh hoạt trở lại. Giờ anh đã vận động, cúi nghiêng được bình thường. Anh tiếp tục dùng định kỳ mỗi đợt 2 tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bà H (57 tuổi, về hưu) bị đau hai đầu gối từ mấy năm nay, đi lại rất khó khăn, đặc biệt khi lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Bà thường nghe thấy tiếng lục khục ở hai đầu gối khi đi lại. Được chẩn đoán là bị thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh, bà uống nhiều loại thuốc cả tân dược và y học cổ truyền, hoạt huyết, bổ sụn, khớp, kiên trì xoa bóp, luyện tập nhẹ nhàng với hy vọng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng bệnh không hề thuyên giảm, gần đây bà còn thấy thi thoảng đau và lục khục ở khớp háng. Nguy cơ phải dùng xe lăn đã cận kề. May cho bà H sau khi kiên trì uống liên tục hơn 4 tháng thuốc xương khớp bí truyền, giờ hai đầu gối của bà đã hết sưng đau, tiếng lục khục ở khớp gối, háng cũng không còn. Bà đã đi lại đã bình thường và tự nhủ phải uống định kỳ mỗi đợt 2 tháng để ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Chị L (35 tuổi, nhân viên văn phòng) bị viêm đa khớp dạng thấp. Mỗi sáng thức dậy chị thường bị  đau, cứng đối xứng hai bên các khớp cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay chân. Chị thường phải xoa bóp, xoay 20-30 phút cho các khớp mềm ra, giảm đau, vận động bình thường  rồi mới ra được khỏi giường. Mặc dù đã đi chữa nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, trái lại còn phát triển nhanh lan đến các khớp khác với viễn cảnh  tàn phế không xa: hai khớp đầu gối và hai khớp khủy tay của chị bắt đầu đau, cứng buổi sáng. Tìm được đúng thầy, đúng thuốc, sau khi kiên trì uống 4 tháng thuốc xương khớp bí truyền, các khớp cổ, bàn ngón tay chân chị đã cử động linh hoạt như bình thường, không bị đau, cứng mỗi sáng dậy nữa. Biết viêm khớp dạng thấp là bệnh dễ tái phát, chị L dự định tiếp tục dùng thuốc định kỳ mỗi đợt 2 tháng để ngăn ngừa.

Xương Khớp Nhất Nhất là thuốc đã có bán tại các nhà thuốc

Đt miễn phí: 1800.6689

 

 

Thông tin thêm về bệnh thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cả vùng gáy, bả vai, trán, đỉnh đầu… hay gặp ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng. Bệnh có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não, chèn ép rễ thần kinh, tủy gây đau đầu, tức mắt, tê buồn chân tay.

Hay gặp ở dân văn phòng, người già

Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, là bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi cúi, quay, nghiêng đầu. Vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế, hoặc làm những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình ti vi quá lâu, chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo các chất khoáng, canxi… cũng dễ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ, dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, hình thành các gai xương đốt sống. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người sau 40-50 tuổi, làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ . Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là những người ít vận động, thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc… Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người từ 25-28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… hạn chế vận động phần cổ: các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ; có cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu; có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay;  các cử động ở cổ bị hạn chế; có cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ còn gây nấc, ngáp, chóng mặt, nôn nao, có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Thậm chí nếu bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...

Nguy hiểm nếu để lâu, không chạy chữa

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị sớm dễ gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, điều trị rất phức tạp. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhẹ, vừa độ 1-2  điều trị ngoại khoa còn có hy vọng. Độ 3-4, có chèn ép tuỷ thì phải phẫu thuật. Sau mổ có thể để lại nhiều di chứng: viêm dính màng nhện tuỷ, đám rối thần kinh, viêm tuỷ cổ do nhiễm khuẩn… Thoái hóa đốt sống cổ có thể chèn ép mạch máu gây rối loạn tuần hoàn não, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng thần kinh, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, cộng hưởng từ cột sống cổ đánh giá mức độ bệnh để có hướng điều trị hợp lý.

Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn vào các rễ dây thần kinh gây đau.

Điều trị thế nào?

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, cần nghỉ ngơi, kết hợp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh, vitamin…Có thể tập cột sống cổ nhẹ nhàng cúi ngửa nghiêng xoay, vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.

Thông tin thêm về bệnh thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống lưng

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống lưng khiến bạn vô cùng đau đớn, hạn chế vận động.

Biểu hiện của thoái hóa, vôi hóa, gai đôi đốt sống lưng

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt, vận động, sức nặng cơ thể mà bị lão hoá, sức nâng đỡ kém gây thoái hóa cột sống lưng với những cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, rả rích, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi vẹo vọ, lưng còng... khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút. Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông, đùi.

Vôi hóa cột sống là sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống. Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể được thúc đẩy bởi quá trình viêm do nhiều nguyên nhân.

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp. Gai cột sống hay gặp ở nam giới và tăng theo độ tuổi.Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống gây đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Vì sao mắc bệnh?

Xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xuống. Nó có xu hướng bị thoái hóa theo tuổi tác. Khi đó, phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Kết quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và bắt đầu mòn dần do ma sát. Theo đó hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của khớp. Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u, sự tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp hoặc cơ địa già sớm, mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid hay chuyển hóa của bệnh Goutte cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng.

Ngoài ra khi tuổi tác càng cao, thì tình trạng viêm khớp và chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đốt sống. Cũng có thêm nguyên nhân là do tai nạn, chấn thương, béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền (có những người mang gien có tác dụng làm cho đĩa đệm của họ yếu hơn bình thường).

Phẫu thuật vẫn không hết bệnh

Do việc chèn ép của gai lên các bộ phận khác không nhiều, vì thế, đa phần những người bị gai đôi cột sống sẽ không gặp trở ngại trong sinh hoạt và việc phẫu thuật cắt bỏ gai là không cần thiết. Phẫu thuật gai đôi cột sống chỉ được chỉ định trong các trường hợp gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại.

Trong trường hợp bị thoái hóa đốt sống lưng, bạn có thể dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v...Đồng thời lưu ý khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn, nhưng không nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông. Khi cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng. Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.  Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Bơi lội rất thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả. Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

Một số phương pháp giúp làm giảm đau tại nhà:

* Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày. * Xoa bóp, vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng. * Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp. * Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 11 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top